Sau phẫu thuật điều trị ung thư vú, bạn và cơ thể của mình đã phải trải qua một quá trình “khắc nghiệt”. Bên cạnh đó, các phương pháp như hóa trị, xạ trị có thể sẽ để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng về cả ngắn hạn lẫn dài hạn, thậm chí có thể tăng nguy cơ về bệnh tim mạch, phổi hoặc một chứng ung thư khác. Chính vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh để hồi phục sức khỏe và tránh được các nguy cơ về sau.
Làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng?
Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến sau khi phẫu thuật, nhất là ở những người đã trải qua hóa trị hay xạ trị. Các triệu chứng khác sau khi phẫu thuật bao gồm chán ăn hoặc thèm ăn và “hội chứng suy kiệt” khi cơ thể thường trở nên gầy sút vì thiếu dinh dưỡng. Các triệu chứng trên thường đi kèm với giảm cân và mất sức.
Để giảm bớt triệu chứng buồn nôn sau khi điều trị ung thư vú, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn và các loại súp đơn giản, chẳng hạn như thịt gà với rau và nước dùng. Ngoài ra, bạn hãy dùng protein lắc, sữa chua và đồ uống protein lỏng thay vì các món rắn.
Protein cho quá trình phục hồi
Chế độ dinh dưỡng tốt là chìa khóa giúp bạn phục hồi nhanh chóng. Sau phẫu thuật ung thư vú, cơ thể bạn cần nhiều protein hơn bình thường để chữa lành các tế bào, chống nhiễm trùng và lành vết mổ. Để bổ sung thêm protein cho cơ thể, bạn có thể thêm bột protein, sữa bột trong bữa ăn hoặc thêm pho mát vào rau, khoai tây, cơm và rau trộn. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm đồ ăn nhẹ giàu protein như hạnh nhân, đậu phộng, và pho mát.
Ngay sau khi phẫu thuật, bạn có thể tập trung vào việc tăng cường hấp thụ protein mà không cần quan tâm đến lượng calo. Bởi lúc này, protein sẽ giúp bạn phục hồi và lấy lại sinh lực.
Thực phẩm giúp ngăn chặn ung thư tái phát
Hóa chất thực vật là những dưỡng chất tìm thấy trong các loại cây cỏ. Một số hóa chất thực vật đã được chứng minh có lợi trong việc chống ung thư và phòng ngừa ung thư tái phát.