Nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc bị sưng dai dẳng ở tuyến giáp thì nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu các triệu chứng trùng khớp với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Khàn giọng kéo dài không rõ nguyên nhân
- Khó nuốt
- Đau họng kéo dài
- Đau nhức ở cổ không rõ nguyên nhân
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, các triệu chứng đã đề cập ở trên cũng có thể không phải là ung thư tuyến giáp. Chúng có khả năng là biểu hiện của các vấn đề tuyến giáp khác, chẳng hạn như bướu cổ hoặc thậm chí là do một tình trạng không liên quan đến tuyến giáp như nhiễm trùng gây ra.
Các khối u ở tuyến giáp hầu hết thường lành tính. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân, xác định xem đó có phải là khối u ác tính hay không và điều trị nếu cần.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu sống được bao lâu?
“Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu sống được bao lâu?” chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh lý này quan tâm. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 thường tiến triển chậm. Nếu được phát hiện sớm, 95% người bệnh có thể sống thêm ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Ở giai đoạn này, bệnh có tỷ lệ điều trị thành công khá cao.
Điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu như thế nào?
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp được phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn và có nhiều khả năng mang lại kết quả tích cực. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp dựa trên kích thước và vị trí của khối u, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị có thể được lựa chọn trong giai đoạn này, bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu chưa di căn đến các hạch bạch huyết gần cổ. Vì vậy, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp có chứa tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ, chưa lan rộng và di căn ra xa.
- Bổ sung hormone tuyến giáp: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần sử dụng bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày để duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.
- Xạ trị: Nếu bác sĩ đánh giá ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu có khả năng tái phát cao thì sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành xạ trị. Xạ trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật và ngăn chặn không cho chúng có thể tái phát. Một liêu pháp có thể được sử dụng là liệu pháp i-ốt phóng xạ.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không quá nguy hiểm và vẫn có cơ hội để chữa trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể cái nhìn tích cực và sâu rộng về căn bệnh này. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!