Một số người thừa hưởng các đột biến gen di truyền từ cha mẹ có khả năng phát triển bệnh ung thư phổi. Chẳng hạn như đột biến gen BRCA1, BRCA2 và RAD51D, ngay cả khi họ không hút thuốc.
Một số người khác lại bị giảm khả năng phân hủy hoặc loại bỏ một số loại hóa chất gây ung thư đi vào cơ thể nên rủi ro mắc ung thư phổi cao hơn.
Ngoài ra, một số ít người khác sở hữu các enzym sửa chữa ADN bị lỗi, không hoạt động bình thường khiến hệ thống miễn dịch bị lỗi/yếu. Họ dễ bị tổn thương bởi các hóa chất và bức xạ gây ung thư.
Một số trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ có nguyên nhân là do sản sinh quá nhiều protein EGFR (đến từ một gen EGFR bất thường). Đột biến gen này thường gây nên bệnh ung thư biểu mô tuyến của phổi ở phụ nữ châu Á trẻ dù họ không hút thuốc. Protein EGFR dư thừa cũng là nguyên nhân của hơn 60% trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn.
3. Đột biến gen mắc phải

Nguyên nhân ung thư phổi do đột biến gen mắc phải trong suốt cuộc đời của một người phổ biến hơn là di truyền. Các đột biến này chủ yếu do tiếp xúc hoặc hít phải các chất độc hại trong môi trường, chẳng hạn như hóa chất gây ung thư trong khói thuốc lá, amiăng… Tuy nhiên, có một số đột biến gen xảy ra ngẫu nhiên bên trong tế bào mà không có tác động từ bên ngoài.
Những đột biến trong một số gen nhất định, gồm có như gen ức chế khối u RB1, gen ức chế khối u p16, gen sinh ung thư K-RAS, gen ức chế khối u TP53 cũng có thể là nguyên nhân ung thư phổi.
Không phải tất cả các dạng ung thư phổi đều có chung những đột biến gen, vì vậy, vẫn còn một số đột biến gen khác vẫn chưa được tìm thấy.
Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh nguyên nhân ung thư phổi đã đề cập ở trên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!