Trong số các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng thì chỉ có vi-rút là có khả năng lây lan. Nếu một người được chẩn đoán mắc vi-rút HPV gây ung thư vòm họng, họ có khả năng lây truyền vi-rút này cho “đối tác”, vợ hay chồng khi hôn môi hay khi tiếp xúc thân mật. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây truyền khi các cặp đôi quan hệ tình dục bằng miệng.
Đối với câu hỏi “ung thư vòm họng có lây không” thì có thể nói rằng tế bào ung thư không lây, nhưng yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh là vi-rút HPV thì lây truyền rất dễ dàng qua tiếp xúc bằng miệng hoặc quan hệ tình dục qua con đường này.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi-rút HPV đều bị ung thư vòm họng.
Có thể bạn quan tâm: Ung thư vòm họng có chữa được không?
3. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng

Sau khi có lời giải đáp cho câu hỏi “ung thư vòm họng có lây không”, hãy ghi nhớ một số lời khuyên để giúp bạn ngăn ngừa ung thư vòm họng do HPV:
- Quan hệ thủy chung một vợ một chồng: Việc quan hệ tình dục bừa bãi làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư vòm họng. Do đó, quan hệ tình dục chung thủy và an toàn là nguyên tắc hàng đầu để bảo vệ bạn khỏi những bệnh lây truyền bằng đường tình dục như HPV. Bên cạnh đó, hãy sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ tình dục nếu có thể.
- Tiêm chủng vắc xin ngừa HPV: cho trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt khuyến khích tiêm chủng đầy đủ cho người dưới 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm trùng HPV, từ đó cũng giảm thiểu nguy cơ ung thư vòm họng. Người từ 27 – 45 tuổi vẫn có thể tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HPV mới. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có tác dụng tốt nhất khi bạn chưa tiếp xúc với HPV lần nào.
- Tầm soát ung thư vòm họng thường xuyên: sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư.
- Khám răng định kỳ: góp phần giúp bạn tầm soát các bệnh ung thư đầu cổ nhờ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở lưỡi và amidan.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!