Trong trường hợp này, đáp án cho việc ung thư vòm họng có chữa được không thường rất buồn vì để kiểm soát được ung thư sẽ khó khăn hơn nhiều và không thể chữa khỏi bệnh.
Nếu bệnh nhân không thể xạ trị và phẫu thuật, sẽ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Một lựa chọn khác là dùng thuốc nhắm mục tiêu đơn lẻ hoặc kết hợp hóa trị. Trong trường hợp bệnh nhân có thể chịu đựng được thì hóa xạ trị được áp dụng.
Nếu chỉ có một vài khối u tái phát, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật, hoặc hóa trị, hoặc xạ trị.
Người bị ung thư vòm họng cần phải làm gì để tăng tỷ lệ sống?

Cuộc chiến với ung thư để giành lấy sự sống là cuộc chiến không dễ dàng. Bệnh nhân và người nhà không những phải luôn duy trì tinh thần lạc quan mà còn phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh mình đang mắc phải. Ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm khi bệnh ở giai đoạn I, thậm chí giai đoạn II, bạn hoàn toàn có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm 5-10 năm hoặc khỏi bệnh hoàn toàn tùy vào sức khỏe mỗi người. Tỉ lệ sống từ 5 năm trở lên kể từ thời điểm chẩn đoán của từng giai đoạn bệnh trong một thống kê ở Mỹ như sau:
- Giai đoạn I, II: 61%
- Giai đoạn III: 39%
- Giai đoạn IV: 28%.
Khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân và người nhà buộc phải luôn tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm lên men hoặc thực phẩm chứa nhiều muối; không hút thuốc, không uống rượu, bia; không dùng thực phẩm quá cay như ớt, tiêu hay quá nóng để khu vực vòm họng không bị tổn thương thêm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!