Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CEA/ Xét nghiệm kháng nguyên CEA
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Xét nghiệm CEA dùng để đo hàm lượng của protein này trong máu của những người mắc phải một số căn bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư ruột già (ung thư đại tràng và trực tràng). Protein này cũng có thể xuất hiện và tăng cao ở những người bị ung thư tuyến tụy, ung thư vú, buồng trứng, hoặc phổi.
Kháng nguyên CEA thường được tạo ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Việc sản xuất CEA dừng lại trước khi sinh và nó thường không hiện diện trong máu của những người trưởng thành khỏe mạnh.
Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để:
Thông thường, xét nghiệm CEA mang lại hiệu quả chẩn đoán ung thư tốt nhất khi loại ung thư đó có tăng sản xuất CEA. Tuy nhiên, không phải loại ung thư nào cũng gây tăng nồng độ CEA. Chỉ số CEA thường tăng cao trong các bệnh:
Bạn không cần phải chuẩn bị nhiều trước khi làm xét nghiệm CEA.
Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dừng hút trong một thời gian ngắn trước khi thực hiện xét nghiệm.
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào mà bạn bạn có liên quan đến những điều cần biết khi xét nghiệm, rủi ro của xét nghiệm, cách mà xét nghiệm được thực hiện hoặc các kết quả có ý nghĩa như thế nào.
Xét nghiệm CEA là một xét nghiệm máu, vì vậy bạn sẽ được lấy máu theo quy trình như sau:
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, một số người có thể cảm giác đau như bị kiến cắn khi kim đâm qua da. Dù thế nào đi nữa, khi kim đã được đâm vào tĩnh mạch và bắt đầu rút máu, đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng đâm kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Những người hút thuốc lá thường có mức độ CEA cao hơn so với người không hút thuốc.
Mức độ CEA tăng có thể do một số bệnh khác không liên quan đến ung thư gây ra chẳng hạn như viêm, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, u trực tràng, khí phế thũng, bệnh u vú lành tính.
Một số bệnh ung thư có thể sản xuất protein này, trong khi một số khác lại không. Vì vậy, lượng CEA của bạn có thể bình thường ngay cả khi bạn bị ung thư.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Thông thường, kết quả xét nghiệm CEA sẽ có trong vòng từ 1–3 ngày.
Chỉ số CEA thế nào là bình thường?
Lượng kháng nguyên CEA bình thường sẽ thấp hơn hoặc bằng 3 nanograms trên một mi-li-lít (ng/ml), tương đương 3 micrograms trên một lít (mcg/l).
Hầu hết người khỏe mạnh có chỉ số CEA thấp hơn mức này. Nồng độ CEA cũng sẽ trở về bình thường trong khoảng 1 – 4 tháng sau khi khối u ung thư được loại bỏ thành công.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Vì vậy, dựa vào các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác trước khi chẩn đoán xác định bệnh ung thư.
Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?
Nồng độ CEA bất thường xảy ra khi chỉ số CEA cao hơn 3ng/mL. Chỉ số CEA của những người mắc các loại ung thư khác nhau có thể cao hơn 3ng/mL. Tuy nhiên, nồng độ CEA cao có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng khác, ví dụ như nhiễm trùng, xơ gan, hút thuốc mãn tính, bệnh viêm ruột…
Lượng kháng nguyên CEA cao có thể là do:
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!