backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Ung thư thực quản nên ăn gì? Hiểu rõ để lên thực đơn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 27/03/2023

    Ung thư thực quản nên ăn gì? Hiểu rõ để lên thực đơn

    Thực quản là một ống nối phía sau cổ họng với dạ dày. Ung thư thực quản đôi khi có thể thu hẹp thực quản, khiến bệnh nhân khó nuốt hoặc ăn uống kém và dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư thực quản cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Vậy, ung thư thực quản nên ăn gì để duy trì cân nặng và sức khỏe cho bệnh nhân?

    Dinh dưỡng tốt là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư thực quản. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân duy trì sức mạnh, giữ cân nặng ổn định, tăng sức đề kháng để chống lại nhiễm trùng, giảm tác dụng phụ và nhanh chữa lành sau ung thư. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể nhé!

    Ung thư thực quản ảnh hưởng đến việc ăn uống như thế nào?

    Ung thư thực quản có thể làm thu hẹp thực quản, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi nuốt. Điều trị ung thư thực quản cũng có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân như:

    • Ăn mất ngon
    • Mất hoặc thay đổi vị giác
    • Khô miệng
    • Đau trong cổ họng và thực quản
    • Vết loét thực quản
    • Khó nuốt
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Ợ chua, khó tiêu
    • Cảm thấy no nhanh dù ăn ít
    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Trào ngược
    • Mệt mỏi.

    Ung thư thực quản nên ăn gì?

    Để khắc phục các vấn đề nói trên, người bị ung thư thực quản nên ăn gì? Nói chung, bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục một chế độ ăn lành mạnh như bình thường với khẩu phần nhỏ hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh thông thường bao gồm đa dạng các loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. 

    Tuy nhiên, người chăm sóc có thể cần phải thay đổi kết cấu của thực phẩm mà bệnh nhân ăn, chuyển từ chế độ ăn uống thông thường sang mềm hoặc thậm chí xay nhuyễn.

    Ung thư thực quản nên ăn gì? Ăn các loại thực phẩm mềm

    Các loại thực phẩm có kết cấu mềm, dễ dàng được nghiền nát bằng nĩa, thường sẽ dễ nuốt hơn. Thực phẩm mềm hoặc có kết cấu mịn thường dễ nhai và giúp bệnh nhân ăn uống thoải mái, dễ dàng hơn. 

    Ung thư thực quản nên ăn gì? Một số các món hay thực phẩm mềm như:

  • Khoai tây nghiền
  • Thịt gà hoặc thịt lợn nấu chín mềm hoặc cắt thành miếng nhỏ
  • Súp, canh và món hầm
  • Sữa chua
  • Bánh pudding
  • Trứng
  • Cá ngừ
  • Đậu lăng nghiền, đậu gà nghiền hoặc đậu phụ mềm
  • Rau củ nấu chín mềm và cắt miếng nhỏ
  • Chuối chín, bơ hoặc trái cây mềm.
  • Ăn thực phẩm xay nhuyễn

    ung thư thực quản nên ăn gì? Thực phẩm xay nhuyễn

    Hầu hết các loại thực phẩm có thể được cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp lỏng mịn giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn. Sau khi thức ăn được xay nhuyễn, bệnh nhân không cần phải nhai mà chỉ nuốt.

    Ung thư thực quản nên ăn gì? Các loại thực phẩm xay nhuyễn như:

    • Thịt gà, thịt lợn hoặc cá xay nhuyễn
    • Thịt và rau thái nhỏ hoặc xay trong máy xay
    • Khoai lang trắng hoặc khoai lang nghiền
    • Rau củ xay nhuyễn mịn
    • Sinh tố trái cây hoặc trái cây cắt nhỏ, xay nhuyễn.

    Bổ sung chất lỏng

    Đảm bảo cho bệnh nhân ung thư thực quản uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc, để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất lỏng bao gồm các loại thực phẩm là chất lỏng mịn, có thể rót được, bao gồm:

    • Sữa dành cho người ung thư thực quản
    • Sinh tố hoặc nước ép từ trái cây, rau củ quả
    • Súp
    • Sữa chua
    • Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng.

    Ung thư thực quản nên ăn gì? Thực phẩm giàu protein

    Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và mô, hỗ trợ phục hồi và duy trì hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống chọi tốt hơn với bệnh ung thư. Hãy bổ sung protein nạc trong tất cả các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm:

    • Thịt nạc như thịt gà, cá
    • Trứng
    • Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua và phô mai
    • Các loại hạt
    • Đậu phụ và các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu lăng
    • Thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành
    • Bơ đậu phộng.

    Ngũ cốc nguyên hạt

    Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp một nguồn carbohydrate và chất xơ, giúp duy trì mức năng lượng và hạn chế tình trạng bệnh nhân ung thư mệt mỏi. Nếu bạn thắc mắc ung thư thực quản nên ăn gì thì không thể thiếu các nguồn ngũ cốc nguyên hạt tốt bao gồm:

    • Cháo hoặc bột yến mạch
    • Bánh mì nguyên cám
    • Gạo lức
    • Mì ống nguyên hạt.

    Trái cây và rau củ quả

    ung thư thực quản nên ăn gì? Trái cây

    Trái cây và rau củ quả cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Chọn các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc để thu được hàm lượng dinh dưỡng lớn nhất. Cố gắng ăn tối thiểu 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày. 

    Ung thư thực quản nên ăn hoa quả gì? Ung thư thực quản có thể khiến việc ăn trái cây và rau củ quả trở nên khó khăn hơn, hãy chọn những loại không có vỏ, hạt và mềm. Các loại rau cũng nên được nấu chín mềm để bệnh nhân dễ dung nạp hơn.

    Chất béo lành mạnh

    Để có thêm nguồn calo và hạn chế tình trạng sụt cân, bệnh nhân nên bổ sung chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, bơ, quả hạch và các loại hạt thường xuyên. Tuyệt đối tránh nguồn chất béo xấu từ các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.

    Ung thư thực quản nên ăn gì nếu phải dùng ống dẫn thức ăn

    ung thư thực quản giai đoạn cuối nên ăn gì?

    Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối hoặc đang phục hồi sau phẫu thuật cần phải dùng ống dẫn thức ăn để bổ sung dinh dưỡng nếu không nạp đủ thức ăn qua đường miệng. Ống dẫn thức ăn là một ống được đưa qua mũi và vào dạ dày trong một khoảng thời gian ngắn (tạm thời) hoặc vĩnh viễn.

    Trong trường hợp này, ung thư thực quản giai đoạn cuối nên ăn gì? Bệnh nhân sẽ được chỉ định dinh dưỡng dạng lỏng truyền qua ống dẫn thức ăn bằng máy bơm hoặc bằng tay. Dinh dưỡng dạng lỏng có chứa protein, chất béo và vitamin sẽ thay thế các chất dinh dưỡng mà bệnh nhân không thể ăn và uống được trực tiếp bằng miệng.

    Mẹo giúp bệnh nhân ung thư thực quản ăn uống dễ dàng hơn

    Người chăm sóc cũng nên tuân thủ một số mẹo sau đây để giúp bệnh nhân ăn uống thoải mái và dễ dàng hơn:

    • Ăn 6 đến 8 bữa nhỏ một ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn
    • Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn
    • Nhấm nháp một ít chất lỏng trong bữa ăn có thể giúp làm mềm thức ăn, giúp việc nuốt dễ dàng hơn
    • Ăn từng miếng nhỏ và nuốt hoàn toàn từng miếng thức ăn trước khi nạp thêm thức ăn vào miệng
    • Ăn bất kể thời gian nào trong ngày ngay khi cảm thấy đói và có thể ăn được
    • Ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng 45 độ trong khi ăn và ít nhất 30 phút sau bữa ăn.

    Ung thư thực quản không nên ăn gì?

    Ngoài việc nắm rõ bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì, người chăm sóc cũng cần biết các loại thực phẩm mà bệnh nhân cần tránh hoặc hạn chế. Cụ thể như:

    • Một số loại thực phẩm nhất định gây khó chịu và làm trầm trọng thêm các dấu hiệu ung thư thực quản.
    • Đồ ngọt chứa nhiều đường, chẳng hạn như đồ ngọt tráng miệng, nước trái cây có đường, kẹo, đồ uống có đường.
    • Đồ uống có chứa quá nhiều caffein có thể dẫn đến mất nước.
    • Thức ăn khó nuốt, khô cứng và có thể dính vào cổ họng, chẳng hạn như thịt dai, bánh nhão, khoai tây chiên hoặc bánh quy.
    • Các loại gia vị như ớt bột, hạt tiêu hoặc bột cà ri.
    • Thức ăn cay và có tính axit.
    • Tránh rượu bia và thuốc lá.

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư thực quản nên ăn gì để biết cách lên thực đơn cho người ung thư thực quản khoa học nhất. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng kể cả trước, trong và sau khi điều trị ung thư thực quản. Ung thư thực quản có thể gây khó nuốt và khó ăn. Điều quan trọng là bệnh nhân phải nạp đủ calo và protein để duy trì cân nặng và mức năng lượng, giúp cơ thể chống chọi lại bệnh tật.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 27/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo