backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cảnh báo 6 dấu hiệu ung thư thực quản

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 16/08/2023

    Cảnh báo 6 dấu hiệu ung thư thực quản

    Dấu hiệu ung thư thực quản phát triển khi các khối u ác tính phát sinh trong niêm mạc của ống kết nối cổ họng với dạ dày. Hầu hết các trường hợp ung thư thực quản không gây ra các triệu chứng cho đến khi chúng chuyển sang giai đoạn cuối.

    Việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư thực quản để chẩn đoán và điều trị kịp thời chính là chìa khóa giúp tăng hiệu quả điều trị hoặc tăng tỉ lệ sống còn cho bệnh nhân. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

    ‘ autoplay=’0’][/video-embeb]

    6 dấu hiệu ung thư thực quản

    Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ ràng. Dấu hiệu ung thư thực quản thường phát triển khi khối u trong thực quản có kích thước đủ lớn. 

    1. Khó nuốt là dấu hiệu ung thư thực quản đầu tiên

    dấu hiệu ung thư thực quản là khó nuốt

    Dấu hiệu ung thư thực quản dễ nhận biết nhất chính là khó nuốt. Khi khối u phát triển đủ lớn sẽ làm thu hẹp lỗ mở của thực quản, khiến việc nuốt thức ăn gặp khó khăn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác như thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực, thậm chí là bị mắc nghẹn thức ăn. Với một số bệnh nhân, tình trạng sặc thức ăn cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do thức ăn trào ngược qua thực quản và có thể lên đến miệng. 

    Cảm giác khó nuốt và đau khi nuốt ngày càng trở nên nghiêm trọng do thực quản thu hẹp khi khối ung thư đang phát triển. Nuốt có thể trở nên đau đớn nếu khối ung thư đủ lớn và làm hạn chế sự di chuyển của thức ăn qua thực quản. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau trong cổ họng hoặc giữa ngực, đặc biệt là khi nuốt.

    2. Thay đổi thói quen ăn uống

    Khi việc nuốt trở nên khó khăn hơn, bệnh nhân thường phải thay đổi chế độ và thói quen ăn uống để tránh khó nuốt. Ví dụ, bệnh nhân phải cắn miếng thức ăn nhỏ hơn, ăn thức ăn mềm lỏng, tránh thức ăn ở dạng rắn, nhai thức ăn một cách cẩn thận và chậm rãi hơn.

    Vấn đề nuốt thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng đến mức một số người ngừng ăn hoàn toàn thức ăn rắn và chuyển sang chế độ ăn lỏng. Nếu dấu hiệu ung thư thực quản tiếp tục phát triển, đến một lúc nào đó, ngay cả chất lỏng cũng có thể khó nuốt.

    Ngoài ra, để giúp đưa thức ăn qua thực quản, cơ thể tạo ra nhiều nước bọt hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân tiết ra nhiều chất nhầy hoặc nước bọt đặc và có nhu cầu khạc nhổ.

    3. Dấu hiệu ung thư thực quản: Đau tức ngực mãn tính

    dấu hiệu ung thư thực quản là đau ngực

    Nếu bị chứng ợ nóng mãn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bạn đã quen với cảm giác đau hoặc nóng rát ở giữa ngực. Cảm giác đau tức ngực có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ung thư thực quản phát triển. Ung thư thực quản cũng có thể gây đau ngực vài giây sau khi nuốt, khi thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển đến vị trí của khối u trong thực quản.

    4. Sụt cân không rõ nguyên nhân

    Khoảng 50% những người bị ung thư thực quản bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Điều này có thể là do ăn ít hơn vì khó nuốt hoặc giảm cảm giác thèm ăn do khối u đang phát triển bên trong cơ thể.

    5. Chảy máu trong thực quản

    Khối u trong thực quản có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Máu này sau đó đi qua đường tiêu hóa, có thể khiến phân có màu đen. Theo thời gian, lượng máu mất đi này có thể dẫn đến thiếu máu (lượng hồng cầu thấp), khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi.

    6. Ho mãn tính hoặc khàn giọng

    Một số dấu hiệu ung thư thực quản khác có thể xuất hiện là giọng nói khàn, cảm giác khó chịu ở cổ họng hoặc ho mãn tính không biến mất.

    Ngoài ra, một số triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối thường bao gồm:

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên không có nghĩa là bạn bị ung thư thực quản. Trên thực tế, nhiều triệu chứng trong số này có thể là do các bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng kể trên lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đặc biệt là khó nuốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Điều trị có thể hiệu quả hơn khi ung thư thực quản được phát hiện sớm.

    Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn:

    • Gặp vấn đề về nuốt
    • Sụt cân đáng kể trong vòng 6 đến 12 tháng qua mà không rõ nguyên nhân
    • Các dấu hiệu ung thư thực quản trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần
    • Một tình trạng khác gây ra các triệu chứng về tiêu hóa mà không cải thiện sau 2 tuần điều trị.

    Bạn cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư thực quản hơn nếu hút thuốc, uống rượu nhiều, mắc chứng ợ nóng, ợ chua mãn tính hoặc bị trào ngược axit (trào ngược dạ dày thực quản hay GERD). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

    Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh Barrett thực quản, một tình trạng tiền ung thư do trào ngược axit mãn tính, nguy cơ ung thư thực quản của bạn cũng sẽ cao hơn. Tầm soát ung thư thực quản có thể là một lựa chọn cho những người bị Barrett thực quản.

    Dấu hiệu ung thư thực quản thường không được chẩn đoán cho đến khi nó đã chuyển sang giai đoạn nặng, vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư thực quản nên đi khám sức khỏe để tầm soát một cách chính xác các bệnh có thể có tại các cơ sở xét nghiệm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 16/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo