Chúng bao gồm:
Phẫu thuật cắt u qua nội soi
Trong trường hợp khối u dạ dày nhỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một ống dài linh hoạt (ống nội soi) để luồn từ miệng đến dạ dày. Sau đó, họ dùng dụng cụ chuyên dụng được đưa qua ống này để cắt bỏ khối u và một số lớp của thành dạ dày bên dưới và xung quanh khối u.
Cắt bỏ gần toàn bộ dạ dày
Phương pháp này được chỉ định nếu khối u chỉ nằm ở phần dưới của dạ dày. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần dạ dày chứa ung thư và cố gắng để giữ lại càng nhiều phần dạ dày khỏe mạnh càng tốt. Sau đó, họ tiến hành nối ruột non với phần còn lại của dạ dày để việc tiêu hóa được tiếp diễn như bình thường.
Cắt bỏ gần toàn bộ dạ dày bằng mổ hở hoặc nội soi đều được.

Cắt toàn bộ dạ dày
Trong trường hợp khối u dạ dày quá lớn hoặc nằm ở phần trên của dạ dày – gần thực quản, bác sĩ buộc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày, nạo hạch bạch huyết và cắt bỏ các mô lân cận (thực quản, ruột, tuyến tụy, lá lách) nếu ung thư đã lan tràn tới đây. Sau đó, họ tiến hành kết nối thực quản với ruột non để cho phép thức ăn đi xuống đường ruột. Lúc này, người bệnh chỉ ăn được một lượng nhỏ thức ăn mỗi lần và phải ăn nhiều lần hơn.
Đây là phẫu thuật lớn, cần mổ hở và tiềm ẩn nhiều biến chứng, có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác trong ổ bụng.
Biến chứng sau cắt ung thư dạ dày
Tương tự như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt ung thư dạ dày có thể gây ra biến chứng như:
- Chảy máu do phẫu thuật
- Cục máu đông
- Tổn thương các cơ quan lân cận
- Phần nối mới tạo ra giữa các đầu của dạ dày, thực quản và ruột non có thể bị rò rỉ
- Nhiễm trùng sau mổ
- Hội chứng Dumping.
Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Khối u dạ dày càng lớn thì loại phẫu thuật càng phức tạp, nguy cơ biến chứng càng cao thì tiên lượng sống cũng kém đi.
Đừng quá lo lắng cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu, vì ngày nay kỹ thuật phẫu thuật cắt ung thư dạ dày ngày càng tiến bộ. Hơn thế nữa, ngày nay đã có sự tiến bộ vượt bậc trong các phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật nội soi hay mới nhất là phẫu thuật robot. Điều đó góp phần làm giảm bớt đi biến chứng cho người bệnh. Chỉ có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân tử vong do biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày.
Ngoài ra, sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Với một số người, tác dụng phụ sẽ cải thiện theo thời gian nhưng có những người thì không. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe nền tảng của mỗi người.
Các tác dụng phụ sau phẫu thuật cắt ung thư dạ dày có thể bao gồm:
- Buồn nôn
- Ợ nóng
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Một số tình trạng khó chịu về ăn uống và tiêu hóa thức ăn.

Thay bằng việc lo lắng cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu, thì để hạn chế các tác dụng phụ và biến chứng sau phẫu thuật, bệnh nhân nên áp dụng các mẹo sau đây để quá trình phục hồi được tốt hơn:
- Không được phép ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong ít nhất vài ngày đầu sau khi cắt dạ dày để cho đường tiêu hóa có thời gian lành lại và đảm bảo không có sự rò rỉ ở các bộ phận mới kết nối với nhau trong quá trình phẫu thuật.
- Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn thay vì 3 bữa chính.
- Áp dụng chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột để cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống bình thường sau 3-6 tháng khi hệ thống tiêu hóa đã lành.
- Uống vitamin tổng hợp, chẳng hạn như B12, canxi và sắt, để tránh thiếu máu.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá, cafe hoặc các chất gây kích thích khác.
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ, khó tiêu.
Dù cắt ung thư dạ sống được bao lâu thì phẫu thuật vẫn là phương pháp bắt buộc với hầu hết bệnh nhân. Khi càng nhiều khối u được loại bỏ, việc kiểm soát ung thư càng hiệu quả và bạn sẽ sống lâu dài hơn. Vì vậy, hãy giữ tâm trạng lạc quan và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!