backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không là do bạn!

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích · Khoa nội tiết · Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 10/10/2023

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không là do bạn!

    Được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra cho bệnh nhân nhiều sự lo lắng, hoang mang. Hầu hết mọi người đều sẽ băn khoăn không biết bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không và rủi ro có thể gặp phải là gì?

    Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

    Trước khi tìm hiểu bị tiểu đường type 2 có nguy hiểm không, bạn nên hiểu đôi chút về cơ chế gây ra bệnh này là gì.

    Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi các tế bào trong cơ thể đề kháng insulin, không thể sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả hormone này để đưa đường từ máu vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Lúc ban đầu tuyến tụy bù đắp bằng cách tăng tiết insulin. Tuy nhiên, lâu ngày chức năng của tụy sẽ kém đi, giảm sản xuất insulin. Hậu quả là có quá nhiều đường tích tụ trong máu và mức đường huyết sẽ tăng cao.

    Nếu bạn thắc mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm không thì câu trả lời là có nếu như không điều trị đúng cách và thay đổi lối sống cho phù hợp. Bởi vì theo thời gian, mức đường huyết tăng cao không được kiểm soát có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể, như mắt, tim mạch, thần kinh, thận, mạch máu, da, tâm thần… Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro đáng sợ như mù lòa, cắt cụt chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận. Từ đó, nguy cơ tử vong tăng lên và tuổi thọ giảm đi…

    Dù vậy, nếu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa tốt biến chứng, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh và lâu dài với căn bệnh này.

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không tùy thuộc vào các biến chứng gặp phải

    Tiểu đường type 2 là một tình trạng mạn tính. Lượng đường trong máu cao lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.

    Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không do biến chứng

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào các biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải. Chúng bao gồm:

    • Biến chứng tim mạch: Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không phải kể đến biến chứng này. Rối loạn đường huyết có thể kéo theo rối loạn lipd máu và tăng huyết áp. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực, đột quỵ, huyết áp cao và hẹp mạch máu (xơ vữa động mạch).
    • Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), gây giảm thị lực, nhạy cảm ánh sáng, thậm chí dẫn đến mù lòa.
    • Tổn thương thần kinh ngoại biên. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở phần xa của cơ thể, hay gặp ở bàn chân, dẫn đến ngứa ran, tê, nóng rát, đau hoặc mất cảm giác. Tổn thương thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
    • Biến chứng ở bàn chân. Ngoài biến chứng trên thần kinh thì mạch máu chân của người bệnh tiểu đường cũng bị tổn thương dẫn đến nếu có vết thương sẽ rất lâu lành. Bàn chân có thể bị lở loét, nhiễm trùng mà khó phát hiện và khó chữa khỏi. Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải cắt bỏ bàn chân hoặc cẳng chân bị hoại tử.
    • Tổn thương thần kinh thực vật. Biến chứng này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hay liệt dạ dày.
    • Tổn thương thận. Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục và cần phải điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận. Nếu bạn thắc mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không thì đây cũng là biến chứng làm giảm tuổi thọ của người bệnh và tăng gánh nặng điều trị lên rất nhiều.
    • Suy giảm hệ miễn dịch. Lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm.
    • Các biến chứng khác. Tiểu đường type 2 có thể gây ra các vấn đề về thính giác, các vấn đề răng miệng, chứng ngưng thở khi ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ và các rối loạn nhận thức khác. Đối với nam giới, tổn thương thần kinh có thể gây rối loạn cương dương.

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không là do bạn kiểm soát bệnh như thế nào

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không và cách kiểm soát

    Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không phần nào phụ thuộc vào việc bạn có điều trị và chăm sóc đúng cách hay không. Nếu biết cách, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm và sống khỏe với bệnh.

    Các mẹo giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm ít tinh bột, ít đường, ít chất béo và calo; bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời lấy chất đạm từ cá, thịt gia cầm bỏ da và các loại đậu.
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể dục thể thao, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, chạy hoặc bơi lội. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh: Nếu thừa cân, hãy thực hiện giảm cân lành mạnh thông qua việc ăn uống và tập luyện.
  • Dùng các loại thuốc hạ đường huyết được chỉ định.
  • Theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám thường xuyên.
  • Hy vọng thông qua bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không để bớt lo lắng. Bệnh có nguy hiểm không là do chính bạn, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

    Khoa nội tiết · Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 10/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo