backup og meta

Người tiểu đường ăn bơ được không?

Người tiểu đường ăn bơ được không?

Quả bơ giàu chất béo nên có rất nhiều lo lắng, thắc mắc xung quanh việc người tiểu đường ăn bơ được không? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng và công dụng của quả bơ

Bơ rất ngon, có vị béo ngậy, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ. Để biết người tiểu đường ăn bơ được không thì chúng ta cần biết rõ lượng calo và thành phần dinh dưỡng chứa trong quả bơ.

Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 68g bơ (một nửa quả bơ lớn) bao gồm:

  • Calo 114
  • Chất xơ 6 g
  • Tổng lượng đường 0,2 g
  • Kali 345 mg
  • Natri 5,5 mg
  • Magiê 19,5 mg
  • Vitamin A 43 microgram (μg)
  • Vitamin E 1,3 mg
  • Vitamin K 14 μg
  • Vitamin B6 0,2 mg
  • Axit béo không bão hòa đơn 6,7 g 

Một số lợi ích sức khỏe khi ăn bơ có thể kể đến như:

  • Ổn định huyết áp
  • Giảm mức LDL cholesterol, giảm triglycerid (xấu) và tăng lượng HDL cholesterol (tốt)
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Tăng cường trao đổi chất trong cơ thể
  • Cung cấp chất chống oxy hóa gồm lutein và zeaxanthin rất tốt cho mắt, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Giải đáp: Tiểu đường ăn bơ được không?

Bạn hãy bỏ qua nỗi lo tiểu đường ăn bơ được không, bởi câu trả lời là HOÀN TOÀN ĐƯỢC.

Ăn bơ hàng ngày có tác dụng tích cực đối với việc điều chỉnh lượng đường trong máu và sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là:

Bổ sung chất xơ

Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy bổ sung chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường sẽ hỗ trợ giảm mức đường huyết lúc đói và chỉ số A1c trong máu.

Mức tiêu thụ chất xơ khuyến nghị tối thiểu hàng ngày cho người trưởng thành là:

  • Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống: 25 g và phụ nữ trên 50 tuổi: 21 g
  • Đối với nam giới từ 50 tuổi trở xuống: 38 g và nam giới trên 50 tuổi: 30 g

Trong khi đó, bạn chỉ cần ăn một nửa quả bơ nhỏ đã nhận được 4,6 g chất xơ hòa tan.

Không làm tăng lượng đường trong máu

người tiểu đường ăn bơ được không vì sao

Thêm một lý do để bạn không cần lo lắng bệnh nhân tiểu đường có ăn bơ được không. Đó là bơ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 97 người trưởng thành. Họ chia thành 2 nhóm, 1 nhóm ăn một quả bơ và 1 nhóm ăn thực phẩm ít chất béo/ít chất xơ/nhiều carbohydrate hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy rằng nhóm ăn bơ có lượng đường trong máu thấp hơn, ổn định hơn.

Cải thiện độ nhạy insulin

Nguồn axit béo không bão hòa đơn từ bơ giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm kháng insulin và cải thiện đường huyết sau bữa ăn, rất tốt cho người tiểu đường. 

Tiểu đường ăn bơ được không nếu đang thừa cân

Người thừa cân, béo phì cũng là những đối tượng rất lo lắng về việc tiểu đường ăn bơ được không bởi lượng chất béo lớn trong bơ.

Bạn hãy yên tâm nhé, chất béo từ bơ là chất béo tốt sẽ không tác động xấu tới cân nặng. Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan lớn trong bơ sẽ hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, bơ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nữa đó.

Bạn nên nhớ rằng giảm cân sẽ tăng độ nhạy insulin, làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói khi làm việc vào buổi chiều hoặc buổi tối, hãy thêm một ít bơ vào bữa ăn phụ để tăng cảm giác no.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tiểu đường có ăn được bơ không khi có mắc kèm bệnh tim mạch? Bơ là một lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó giúp giảm chỉ số mỡ máu.

Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bơ giúp giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, bao gồm giảm triglyceride máu tới 20%, giảm cholesterol LDL tới 22%. Đồng thời, ăn bơ thường xuyên cũng làm tăng cholesterol HDL (tốt) lên đến 11%.

Bên cạnh đó, kali là một khoáng chất rất quan trọng có nhiều trong bơ, rất có lợi trong việc duy trì mức huyết áp và nhịp tim khỏe mạnh.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn như thế nào?

người tiểu đường ăn bơ được không, ăn thế nào

Bơ tốt cho người tiểu đường nhưng lượng calo lại lớn. Một quả bơ to cung cấp khoảng 250-300 calo. Điều này có thể gây tăng cân nếu bạn nạp quá calo cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy cân đối lượng calo trong bơ với các thực phẩm khác để tổng calo hằng ngày không quá nhu cầu.

Bạn có thể kết hợp bơ với nhiều loại thực phẩm khác như:

  • Cắt lát bơ để trộn chung với xà lách, dưa leo, cà chua bi,… thành món salad
  • Nghiền ra để phết lên bánh mì
  • Ăn trực tiếp
  • Xay bơ thành sinh tố, không bỏ đường.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh nhân tiểu đường ăn bơ được không? Nếu bạn bị tiểu đường, bổ sung bơ vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách tuyệt vời để giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Daily avocado consumption: A tasteful way to lower blood glucose. https://nutrition.org/daily-avocado-consumption-a-tasteful-way-to-lower-blood-glucose/. Ngày truy cập: 25/05/2023

Is Avocado good for Diabetes? https://www.freedomfromdiabetes.org/blog/post/is-avocado-good-for-diabetes/1523. Ngày truy cập: 25/05/2023

5 reasons you should be eating avocados every day. https://www.diabetes.co.uk/blog/2016/02/5-reasons-you-should-be-eating-avocados-every-day/. Ngày truy cập: 25/05/2023

Effect of a high-monounsaturated fat diet enriched with avocado in NIDDM patients. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8026287/. Ngày truy cập: 25/05/2023

Avocado Consumption for 12 Weeks and Cardiometabolic Risk Factors: A Randomized Controlled Trial in Adults with Overweight or Obesity and Insulin Resistance. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S002231662200699X?via%3Dihub. Ngày truy cập: 25/05/2023

Avocado, banana and cashew toast https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/recipes/recipe-competition-vote-for-your-favourite-old/avocado-banana-and-cashew-toast Ngày truy cập: 26/05/2023

Avocado: Delicious and Nutritious http://main.diabetes.org/dorg/PDFs/avocado_tip_sheet-american-diabetes-association.pdf Ngày truy cập: 26/05/2023

Phiên bản hiện tại

01/06/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Góc tư vấn: Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 01/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo