Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của lá ổi trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Từ đó mà nhiều người thắc mắc quả ổi có tốt cho người tiểu đường không. Hay nói cách khác, người bị tiểu đường ăn ổi được không?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về giá trị của quả ổi trong hỗ trợ điều trị tiểu đường qua các thông tin sau đây nhé!
Bệnh nhân tiểu đường ăn ổi được không?
“Tiểu đường ăn ổi được không?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc bởi đây không chỉ là loại quả phổ biến, dễ ăn mà còn bởi nhiều thông tin cho thấy ổi mang lại lợi ích sức khỏe cao.
Thông thường để trả lời cho câu hỏi dạng như tiểu đường có ăn ổi được không hay với nhiều loại trái cây khác cần xem xét chỉ số đường huyết (GI) của loại quả đó. Ổi là trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường khi có GI (12-24) nằm trong mức thấp.
Hơn thế nữa một số nghiên cứu gần đây còn chứng minh khả năng điều hòa lượng đường trong máu của ổi. Có thể nói với câu hỏi tiểu đường ăn ổi được không thì câu trả lời là có bạn nhé! Hơn thế nữa, đây còn là loại trái cây được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường.
Bị tiểu đường ăn ổi được không? Ổi có tốt cho người tiểu đường?
Ngoài việc ăn ổi hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết, với thành phần vitamin C, A, B9 (folate), chất xơ, kali và magie cao ổi còn mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đáng kể như:
- Phòng ngừa ung thư
- Bảo vệ gan
- Phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Cũng đã có nghiên cứu cho thấy trái ổi không có vỏ giảm đáng kể cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL cholesterol; tăng HDL cholesterol
- Giảm cân và ngăn ngừa béo phì vì trong ổi có nhiều chất xơ mà lại ít calo, phù hợp để ăn nhẹ, giúp no lâu từ đó giảm cân. Ổi giảm đáng kể chỉ số BMI của cơ thể. Điều này đã được chứng minh qua một nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2016
- Với hàm lượng vitamin C gấp 4 – 5 lần cam, trái ổi còn giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tiêu chảy. Ngoài ra, ổi còn được đề xuất làm thử nghiệm về tác dụng điều trị chứng viêm ruột ở trẻ em. Kiên trì ăn ổi mỗi ngày là cách duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bạn có thể xem thêm: “Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!“
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ổi?
Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về câu hỏi bị tiểu đường ăn ổi được không và ăn ổi có tác dụng gì. Đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy lưu ý:
- Nên ăn ổi đã gọt vỏ, vì ổi có vỏ được chứng minh không có lợi cho mỡ máu.
- Bỏ hạt khi ăn, hạt ổi cứng dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày.
- Chọn ổi đã chín vì ổi còn xanh chứa nhiều tanin sẽ khiến bạn bị táo bón.
- Chỉ nên ăn lượng vừa phải. Mặc dù ổi có GI thấp nhưng nếu bạn ăn quá nhiều cũng có nguy cơ vượt mức tổng lượng carbohydrate mỗi ngày cho cơ thể. Về khẩu phần ăn cụ thể của mỗi người, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hay chuyên gia dinh dưỡng, bạn nhé!
- Tiểu đường có uống được nước ép ổi không thì có thể dùng nước ép ổi thay cho quả ổi với người lớn tuổi răng yếu hoặc bạn đang gặp khó khăn khi nhai nuốt.
Lá ổi chữa tiểu đường được không? Bài thuốc trị tiểu đường từ lá ổi
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường ăn ổi được không và giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề ăn ổi có tác dụng gì. Để kiểm soát đường huyết, ngoài thận trọng trong việc ăn uống, hãy luôn đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ điều trị của bác sĩ nhé!