backup og meta

Tìm hiểu lá cây chữa bệnh tiểu đường với 5 loại hiệu quả, dễ kiếm nhất

Tìm hiểu lá cây chữa bệnh tiểu đường với 5 loại hiệu quả, dễ kiếm nhất

Một số loại lá cây chữa bệnh tiểu đường được sử dụng phổ biến trong dân gian bao gồm lá dứa, cây mật gấu, dây thìa canh,… Các loại thảo dược này thường được xem là ít tác dụng phụ. Vì thế, nhiều người thường lựa chọn cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà với cây thuốc. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có hiệu quả hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và an toàn khi dùng cho sức khỏe. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu tiểu đường nên uống lá gì và những lưu ý để sử dụng những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường này hiệu quả hơn nhé! 

Tiểu đường nên uống lá gì?

Các lá cây đề cập trong bài có tác dụng hỗ trợ điều hòa đường huyết nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng bất cứ lá cây thuốc trị tiểu đường nào.

Lá dứa – Cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường quen thuộc

Lá dứa (hay còn gọi là lá nếp) là loại lá thường được dùng để tạo màu xanh và mùi thơm cho các món ăn của người Châu Á. Không những có mùi thơm, lá dứa còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của lá dứa đối với bệnh tiểu đường: 

  • Nghiên cứu trên chuột béo phì được thực hiện vào năm 2016 cho thấy chiết xuất từ lá dứa đã giúp làm tăng độ nhạy cảm với insulin và cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. 
  • Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 30 người lớn khỏe mạnh cho thấy uống nước lá dứa ổn định đường huyết hơn so với nhóm người chỉ uống nước lọc. 

Bạn có thể sử dụng loại lá cây chữa bệnh tiểu đường này như sau: 

  • Lấy khoảng 1 nắm lá dứa, rửa sạch sau đó để ráo nước. 
  • Cắt nhỏ lá và đun với 2,5 lít nước lọc. Đến khi nước sôi và vơi còn khoảng 2 lít thì tắt bếp.
  • Chia đều nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. 
Lưu ý nên uống nước lá dứa trước bữa ăn khoảng 20 phút và duy trì đều đặn.

lá cây chữa bệnh tiểu đường: lá dứa

Cây thuốc trị tiểu đường dây thìa canh

Dây thìa canh là một trong các loại thuốc nam trị tiểu đường được đánh giá cao bởi:

  • Khả năng ngăn chặn hấp thu đường dư thừa ở ruột, thúc đẩy quá trình sản sinh insulin tự nhiên giúp người bệnh ổn định đường huyết
  • Kháng viêm, kháng khuẩn. 

Để dùng dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và với các mục đích tốt cho sức khỏe khác, bạn hãy làm theo các bước sau: 

  • Lấy dây thìa canh tươi và rửa sạch. Sau đó, để cho ráo nước. 
  • Sấy khô hoặc phơi dây thìa canh, nghiền thành bột càng mịn càng tốt
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10g bột thìa canh nấu với 2 lít nước lọc để lấy nước uống trong ngày.
Nên uống trước bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ.

Tuy nhiên, sử dụng nhiều dây thìa canh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn,… Vì thế, bạn nên uống nước bột thìa canh ở một lượng nhất định, theo khuyến cáo trên hoặc chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Lá cây ổi hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường 

Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy ăn ổi có thể giúp bạn làm giảm và kiểm soát đường huyết.Trong đó, chiết xuất từ lá ổi đã được chứng minh là có khả năng ức chế alpha-glucosidase (alpha-GIs) – một enzyme đóng vai trò chuyển hóa tinh bột thành đường đơn.

Trà từ lá của cây ổi cũng hứa hẹn là một phương pháp điều trị tiểu đường tự nhiên của tương lai.

Ở Nhật bản, các loại trà lá ổi được bán trên thị trường cũng đã được phê duyệt là một loại Thực phẩm Chăm sóc sức khỏe được phép Chỉ định và Sử dụng. 

Uống trà lá ổi trong mỗi bữa ăn được kỳ vọng là liệu pháp hữu hiệu để kiểm soát đường huyết dành cho người tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Bạn có thể tự làm trà lá ổi tại nhà bằng cách hái lấy khoảng 100g lá ổi non (hoặc lá ổi già nhưng lá ổi già sẽ có hàm lượng hoạt chất thấp hơn) và sắc thành nước uống hằng ngày. 

Lá cây chữa bệnh tiểu đường: Sầu đâu 

lá cây chữa bệnh tiểu đường - lá neem

  • Lá sầu đâu, hay còn gọi là lá neem, là loại lá cây thường được dùng để kháng viêm trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, bệnh ngoài da,… Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn này sẽ giúp người bệnh tiểu đường ngăn chặn nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch.
  • Trong thành phần lá cây sầu đâu còn chứa nhiều hợp chất tốt giúp kìm hãm quá trình hấp thu đường cho người bệnh sau mỗi bữa ăn, nên thường được dùng như một loại lá cây chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. 
Cách để sử dụng lá sầu đâu: 
  • Lấy khoảng 5-10g lá sầu đâu tươi sau đó phơi cho lá héo lại (không nên phơi đến khô lá). 
  • Sau đó nấu lá cùng với nước để uống trong ngày. 

Lá cây mật gấu hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường 

Lá cây mật gấu (hay còn gọi là lá đắng) là cách chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam phổ biến theo Đông y. Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã ghi nhận khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 của loại lá cây này.

Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, loại lá uống tiểu đường này còn được sử dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, chống viêm và giảm hàm lượng cholesterol xấu của cơ thể,…

Các bước sử dụng lá cây mật gấu để làm thuốc:

  • Lấy khoảng 5g lá mật gấu, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
  • Sau đó, nấu lá mật gấu với nước sôi và hãm trong ấm hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm trà.
  • Chia thành 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy rõ hiệu quả. 

Lá cây chữa bệnh tiểu đường có khỏi không? Lưu ý gì khi sử dụng?

tiểu đường nên uống nước lá gì? Lưu ý khi dùng lá cây chữa tiểu đường

Những bài thuốc nam này chỉ giúp hỗ trợ bạn điều trị tiểu đường, không thể thay thế các loại thuốc điều trị tiểu đường được chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, không nên tự ý ngưng uống thuốc hoặc phối hợp kê đơn thuốc Đông y và Tây y với nhau trong điều trị tiểu đường khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.  

Sử dụng các loại cây thuốc trong hỗ trợ điều trị tiểu đường sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu bạn nắm rõ những lưu ý sau: 

  • Vì thời gian phát huy hiện quả chậm nên bạn cần kiên trì sử dụng các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường để cảm nhận hiệu quả điều trị tốt hơn. 
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh tiểu đường vẫn cần duy trì phối hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thường đi tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường bạn có thể đưa vào để hỗ trợ điều trị. Hãy nhớ rằng việc kiểm soát đường huyết là hành trình dài và phối hợp nhiều phương pháp, quan trọng nhất là ăn uống, sinh hoạt, thuốc theo đơn bác sĩ. Bạn không nên lạm dụng hoặc lệ thuộc vào bất kỳ một cách chưa được chứng minh nào, tránh làm bệnh xấu đi.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-nam-tri-tieu-duong

Ngày truy cập: 5/8/2022

Antihyperglycemic effects of Pandanus amaryllifolius Roxb. leaf extract – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4329610/

Ngày truy cập: 5/8/2022

Anti-hyperglycemic and anti-hyperlipidemic effects of guava leaf extract – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2831039/

Ngày truy cập: 5/8/2022

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

https://www.vienydhdt.gov.vn/truyen-thong-giao-duc-suc-khoe/tac-dung-cua-cay-la-dang-la-mat-gau.html

Ngày truy cập: 5/8/2022

Guava

https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/fruits/guava/

Ngày truy cập: 5/8/2022

Antidiabetic and Antioxidant Activities of Bay, Pandan, Citrus Leaves and Their Combination in Vitro | Biomedical and Pharmacology Journal

https://biomedpharmajournal.org/vol12no2/antidiabetic-and-antioxidant-activities-of-bay-pandancitrus-leaves-and-their-combination-in-vitro/

Ngày truy cập: 5/8/2022

Phiên bản hiện tại

15/04/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 15/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo