backup og meta

Nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết

Nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết

Thử tiểu đường vào lúc nào trong ngày là câu hỏi được nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm. Kiểm tra đường huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát cũng như ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Vậy để có kết quả đường huyết chính xác nhất người bệnh nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?

Hãy cùng Hello Bacsi “chỉ điểm” xem nên đo đường huyết vào lúc nào là tốt nhất bạn nhé!

Tại sao cần theo dõi đường huyết thường xuyên? 

Người bệnh tiểu đường thường được bác sĩ khuyến cáo nên tự đo đường huyết tại nhà để giám sát chỉ số này tốt hơn. Theo dõi chỉ số đường huyết có thể giúp bạn: 

  • Theo dõi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mức đường huyết của bệnh nhân. 
  • Giúp xác định lượng đường trong máu đang ở mức cao hay thấp. 
  • Theo dõi sự tiến bộ của người bệnh so với mục tiêu điều trị tổng thể để xem xét lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh cách thức điều trị bệnh. 
  • Đánh giá chế độ ăn uống và tập thể dục hiện tại của bệnh nhân tác động như thế nào đến đường huyết. 
  • Đánh giá tác động của các yếu tố khác như bệnh lý hay căng thẳng tinh thần lên tình trạng bệnh. 

Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?

đo đường huyết lúc nào chính xác nhất

Bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tự đo đường huyết vào 4 thời điểm trong ngày, bao gồm buổi sáng mới ngủ dậy, sau khi ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. 

Tuy nhiên, để biết đo đường huyết lúc nào chính xác nhất còn phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và kế hoạch điều trị hiện tại của bạn. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên thử đường huyết từ 4-10 lần mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm sau đây để đạt mục tiêu điều trị:

  • Trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ
  • Trước và sau khi tập thể dục
  • Trước khi đi ngủ và đôi khi và trong đêm
  • Tăng tần suất đo đường huyết nếu bạn bị ốm, nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc khi thay đổi thuốc trong liệu trình điều trị bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên đo đường huyết lúc nào? 

Nếu bạn mắc phải tiểu đường tuýp 2 và đang phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày, tùy vào loại cũng như liều lượng insulin mà bạn đang sử dụng, cụ thể: 

  • Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều
  • Sau ăn 1-2h (sáng, trưa, chiều)
  • Trước khi đi ngủ
  • Lúc 2h hoặc 3h sáng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết
  • Khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp
  • Thay đổi thuốc điều trị hoặc liều dùng thuốc đang sử dụng
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện
  • Trước hoặc sau khi tập luyện
  • Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao
  • Khi mang thai hoặc đang mắc bệnh.

Thử tiểu đường vào lúc nào và tần suất bao nhiêu nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trong trường hợp, bạn đang kiểm soát đường huyết bằng các loại thuốc khác (noninsulin) hoặc đang điều chỉnh đường huyết dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện thì không cần thiết phải đo đường huyết mỗi ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu các bệnh nhân không sử dụng insulin vẫn nên sử dụng máy đo đường huyết để đánh giá phác đồ điều trị và theo dõi tại nhà.

Mục tiêu chỉ số đường huyết cho mỗi thời điểm kiểm tra

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (2009), phạm vi mục tiêu chỉ số đường huyết an toàn cho hầu hết người bệnh đái tháo đường (không bao gồm đái tháo đường thai kỳ) như sau: 

  • Đường huyết trước ăn dao động từ 80-130 mg/dL.
  • Đường huyết 1-2h sau ăn < 180 mg/dL. 
  • Đường huyết trước khi đi ngủ dao động từ 100-150 mg/dL. 

Bạn có thể xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết sau ăn thường tăng cao trong 1-2 giờ. Vì vậy, thời điểm đo đường huyết không nên là ngay sau khi ăn mà cần đợi từ 1-2 giờ sau đó. Tuỳ vào từng mục tiêu điều trị nhưng chỉ số đường huyết sau ăn ở mức an toàn thường dao động từ 80-130mg/dL.

Những lưu ý khi thử đường huyết tại nhà

đo đường huyết lúc nào chính xác nhất

Để kết quả thử đường huyết tại nhà chính xác nhất, bên cạnh lưu ý thời điểm đo đường huyết trong ngày, bạn cũng cần lưu ý: 

  • Kiểm tra chất lượng của que thử trước khi thử đường huyết. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của que thử hoặc máy đo đường huyết trước khi sử dụng. 
  • Kiểm tra hạn sử dụng của que thử. 
  • Trước khi thử đường huyết, nên rửa tay sạch với xà phòng và lau khô tay. 

Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất để có thể tự theo dõi sức khỏe nhằm ngăn ngừa các biến chứng của tiêu đường tại nhà nhé! 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Managing Diabetes

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes?dkrd=/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes/know-blood-sugar-numbers

Ngày truy cập 14/6/2022

Blood sugar testing: Why, when and how – Mayo Clinic.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/blood-sugar/art-20046628

Ngày truy cập 14/6/2022

Diabetes Home Testing Information

https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/11730-diabetes-home-testing

Ngày truy cập 14/6/2022

Good to Know: Factors Affecting Blood Glucose | Clinical Diabetes

https://diabetesjournals.org/clinical/article/36/2/202/32929/Good-to-Know-Factors-Affecting-Blood-Glucose

Ngày truy cập 14/6/2022

Bốn thời điểm nên kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm tiểu đường

http://bacninhcdc.vn/bon-thoi-diem-nen-kiem-tra-duong-huyet-de-phat-hien-som-tieu-duong

Ngày truy cập 14/6/2022

Thời điểm nào nên đo đường huyết sẽ cho kết quả tốt nhất?

http://benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/thoi-diem-nao-nen-do-duong-huyet-se-cho-ket-qua-tot-nhat-/2018121207334674

Ngày truy cập 14/6/2022

Phiên bản hiện tại

14/11/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Hiểu để kiểm soát bệnh hiệu quả

Người bị hạ đường huyết nên ăn gì?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 14/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo