backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Kết quả định lượng chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích · Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Tác giả: Minh Tâm · Ngày cập nhật: 07/08/2023

    Kết quả định lượng chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?

    Định lượng HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường đường. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường? Người bệnh cần làm gì để giảm chỉ số HbA1c?

    1. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c là gì? Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả HbA1c

    Muốn biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, trước tiên bạn nên hiểu về ý nghĩa của chỉ số này và khi nào con số này bị ảnh hưởng không do tiểu đường.

    Khi glucose đi vào máu của bạn, nó sẽ gắn với huyết sắc tố – một thành phần của hồng cầu. Mỗi người luôn có một tỷ lệ huyết sắc tố gắn với phân tử glucose. Người có lượng đường trong máu cao hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Xét nghiệm A1C chính là đo tỷ lệ huyết sắc tố gắn với đường glucose.

    Vì hồng cầu được thay mới mỗi 3 tháng một lần nên chỉ số HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua. Bởi vậy, con số này không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất thời như tâm lý hay đồ ăn thức uống tạm thời trong ngày xét nghiệm. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường được nhiều người quan tâm bởi nó được sử dụng trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần mỗi năm để đánh giá hiệu quả điều trị.

    Khi thực hiện xét nghiệm HbA1c, một số tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý có thể làm sai lệch kết quả bao gồm:

    • Suy thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng.
    • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia.
    • Một số loại thuốc bao gồm opioid và một số loại thuốc điều trị HIV.
    • Mất máu nhiều hoặc đã được truyền máu trước đó không lâu.
    • Đang mang thai ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ.

    Nếu bản thân gặp một trong những vấn đề nêu trên, hãy báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm định lượng HbA1c. Lúc này, ngoài việc quan tâm chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung để chẩn đoán chính xác nhất.

    2. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?

    định lượng chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường

    Kết quả định lượng chỉ số HbA1c có thể cho thấy một người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường như sau:

    Chỉ số HbA1c mmol/mol %
    Bình thường Dưới 42 mmol/mol Dưới 5.7%
    Tiền đái tháo đường 42 – 47 mmol/mol 5.7% – 6.4%
    Bệnh đái tháo đường Từ 48 mmol/mol trở lên Từ 6.5% trở lên

    3. Phải làm gì khi HbA1c cao?

    Khi đã rõ chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, bạn cần biết trong trường hợp bị bệnh, mình cần đạt mục tiêu HbA1c là bao nhiêu và có chiến lược phù hợp. Đa số người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát và duy trì chỉ số HbA1c ở mức dưới 7.0%. Tuy nhiên, mục tiêu HbA1c có thể cao hơn ở những người bệnh lớn tuổi, đã xảy ra biến chứng hoặc có nguy cơ hạ đường huyết. 

    Để đạt được mục tiêu HbA1c mong muốn, bạn nên:

    3.1. Về điều trị

    Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ định và liều lượng. Tốt nhất nên sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, tránh quên liều. Không nên tự ý tăng giảm liều thuốc, ngưng thuốc giữa chừng mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

    Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp bỏ thuốc bác sĩ kê, tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc nam, đông y không rõ nguồn gốc theo lời mách bảo của người quen hoặc quảng cáo trên mạng dẫn tới những biến chứng nguy hại. Do đó, người bệnh cần lưu ý, tự cảnh giác để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

    chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, phải làm sao?

    3.2. Thay đổi lối sống

    Tăng cường vận động là một cách hữu hiệu và lành mạnh giúp giảm mức HbA1c. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện thời gian mà bạn có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, aerobic, khiêu vũ… 

    Ngoài tập thể dục, cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài. Hút thuốc lá không có lợi cho sức khỏe nói chung, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường bởi nó đẩy nhanh nguy cơ biến chứng trên thần kinh và mạch máu. Do đó, nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.

    3.3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học

    Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm trái cây, rau củ, thực phẩm chứa tinh bột (như bánh mì, mì ống, cơm…), thực phẩm giàu protein (như trứng, thịt nạc, cá, quả hạch, các loại đậu…), chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, ô liu…

    Người bệnh nên tránh tiêu thụ đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường, muối để có thể có sức khỏe tốt nhất.

    4. Khi nào nên đi xét nghiệm HbA1c?

    Cách tốt nhất để biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường là đi xét nghiệm. Một số người nên kiểm tra thường xuyên hơn bao gồm:

    • Người khỏe mạnh trên 45 tuổi, có yếu tố nguy cơ hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 năm một lần.
    • Người đã được chẩn đoán tiền tiểu đường, cần ngay lập tức thực hành thay đổi lối sống để làm chậm quá trình tiến triển thành đái tháo đường type 2. Bạn nên xét nghiệm HbA1c thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
    • Người không có triệu chứng nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, hãy lặp lại xét nghiệm này lần 2 vào một ngày khác để kiểm chứng kết quả.

    Đối với người bệnh đái tháo đường, nên làm xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần một năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn vừa thay đổi kế hoạch điều trị, điều chỉnh thuốc hoặc mắc kèm các bệnh lý khác. Bởi lẽ, biết được chỉ số HbA1c của mình ở mức bao nhiêu sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

    Hi vọng bài viết trên đây đã cho bạn hiểu chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường, nên làm gì nếu chẳng may đã mắc bệnh. Hãy duy trì lối sống tốt, tích cực điều trị để sống khỏe với bệnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

    Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


    Tác giả: Minh Tâm · Ngày cập nhật: 07/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo