Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không sẽ phụ thuộc vào việc bạn kết hợp loại trái cây này cùng những thực phẩm khác như thế nào cũng như có lối sống khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả hay chưa.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không sẽ phụ thuộc vào việc bạn kết hợp loại trái cây này cùng những thực phẩm khác như thế nào cũng như có lối sống khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả hay chưa.
Trái cây có chứa carbohydrate và do đó có thể làm tăng mức đường huyết. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã chia sẻ rằng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức trái cây bởi đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc liệu người mắc bệnh tiểu đường ăn dứa được không cũng như thưởng thức như thế nào là tốt nhất.
Mắc phải bệnh đái tháo đường không đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng cữ một thực phẩm nào đó hoàn toàn. Tuy nhiên để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý kiểm soát các loại thực phẩm, đặc biệt là lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm đó.
Vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa được không? Dẫu đây là loại trái cây nhiệt đới với vị ngọt nhưng bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn chúng với điều kiện là ăn quả tươi hoặc uống nước ép dứa tươi không thêm đường.
Vì thế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dứa dẫu cho loại trái cây nhiệt đới này có vị ngọt với điều kiện là ăn quả tươi hoặc nước ép dứa tươi không thêm đường. Thông thường một khẩu phần trái cây trong ngày tương đương với 1 miếng dứa (khoảng 5cm). Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mức đường huyết và lượng carb dung nạp mỗi ngày của người bệnh mà lượng carbs nạp từ trái cây như dứa có thể thay đổi. Tuy nhiên, carbs từ trái cây vẫn được xem là nguồn carb tốt, khác với nguồn carb từ nước ngọt hay bánh kẹo mà bệnh nhân được khuyên cần phải cắt giảm.
225g dứa tươi chứa khoảng:
Theo đó, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng mà cơ thể cần hàng ngày của dứa bao gồm:
Ngoài ra, dứa còn đem đến các khoáng chất, vitamin có lợi khác, chẳng hạn như:
Nhờ vào những dưỡng chất tốt lành kể trên mà loại trái cây này còn mang đến các lợi ích cho sức khỏe nếu như ăn đúng và đủ lượng, chẳng hạn như:
Dưới đây là một số phương pháp ăn dứa an toàn cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo
Tính carb là một phương pháp quá quen thuộc với người bệnh tiểu đường. Lượng carb trung bình người tiểu đường cần dung nạp trong mỗi bữa ăn chính là từ 45-60 gam và khoảng 15 gam cho bữa ăn phụ. Trong đó khẩu phần tiêu chuẩn của dứa cho khoảng 15g carb là 120 gam. Vậy nên bạn có thể chọn ăn lát dứa lớn khoảng 100g cho mỗi bữa phụ. Dựa trên phương pháp này thì với câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn dứa được không thì câu trả lời là có và với mọi loại trái cây đều có thể, chỉ cần đảm bảo tổng lượng carb trong mức cho phép.
Ngoài ra, hãy kết thử kết hợp dứa cùng thực phẩm lành mạnh khác trong bữa chính hoặc món tráng miệng để tạo sự ngon miệng nhưng vẫn ổn định lượng đường trong máu:
Phương pháp đĩa thức ăn với một chiếc đĩa đường kính khoảng 23cm có thể sắp xếp với các loại thức ăn như sau:
Bên cạnh đó thì đĩa thức ăn của người bệnh tiểu đường cũng nên có một phần trái cây và bạn có thể chọn dứa.
Chỉ số đường huyết (GI) thực phẩm là một chỉ số dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những loại thực phẩm với mức đường huyết sau ăn của bệnh nhân.
Trong đó, dứa có chỉ số GI là 66, thuộc nhóm trung bình. Tuy nhiên chia trên mỗi khẩu phần ăn 120 gam thì dứa chỉ thuộc mức thấp là 6. Cùng với lượng đường này là hàm lượng nước và chất xơ dồi dào, nếu được hỏi tiểu đường nên ăn trái cây gì thì bạn cũng có thể chọn dứa. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng dứa tươi có chỉ số GI thấp hơn so với nước ép dứa và dứa chín cũng có chỉ số GI cao hơn dứa chưa chín hẳn.
Tóm lại dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác, nhưng người mắc bệnh đái tiểu đường ăn dứa được không thì vẫn có thể ăn dứa khi kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và lối sống khoa học. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên sử dụng dứa đóng hộp hay dứa thêm đường. Tránh sử dụng các loại dứa đóng hộp hay những loại thực phẩm có lượng đường cao như nước ép dứa đóng chai hay siro dứa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!