backup og meta

Inositol

Inositol

Tên thông thường: 1,2,3,4,5,6-Cyclohexanehexol, 1,2,5/3,4,6-inositol, (1S)-inositol, (1S)-1,2,4/3,5,6-inositol, Antialopecia Factor, (+)-chiroinositol, cis-1,2,3,5-trans-4,6-Cyclohexanehexol, Cyclohexitol, Dambrose, D-chiro-inositol, D-Myo-Inositol, Facteur Anti-alopécique, Hexahydroxycyclohexane, Inose, Inosite, Inositol Monophosphate, Lipositol, Meso-Inositol, Méso-Inositol, Monophosphate d’Inositol, Mouse Antialopecia Factor, Myo-Inositol, Vitamin B8, Vitamine B8.

Tìm hiểu chung

Inositol dùng để làm gì?

Inositol là một chất giống vitamin.

Inositol được sử dụng điều trị:

Inositol cũng được uống để điều trị:

Inositol có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của inositol là gì?

Inositol có thể cân bằng một số hóa chất trong cơ thể có thể hỗ trợ các tình trạng như rối loạn hoảng loạn, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hội chứng buồng trứng đa nang.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của inositol là gì?

  • Đối với rối loạn hoảng loạn: bạn dùng 12-18g mỗi ngày.
  • Đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế: bạn dùng 18g mỗi ngày.
  • Điều trị các triệu chứng liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang: bạn dùng D-chiro-inositol 1200mg mỗi ngày.
  • Để điều trị bệnh vẩy nến do lithium: bạn dùng 6g mỗi ngày.

Liều dùng của inositol có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Inositol có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của inositol là gì?

Inositol có các dạng bào chế:

  • Viên nang 500mg
  • Bột

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng inositol?

Inositol có thể gây buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng inositol bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của inositol hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng inositol với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của inositol như thế nào?

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng inositol trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Inositol có thể an toàn cho hầu hết người lớn.

Inositol có thể an toàn khi dùng trong bệnh viện cho trẻ sinh non có hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Rối loạn lưỡng cực: Có một số lo ngại rằng uống quá nhiều inositol có thể làm tình trạng rối loạn lưỡng cực tồi tệ hơn.

Tương tác

Inositol có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng inositol.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Inositol http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-299-inositol.aspx?activeingredientid=299&activeingredientname=inositol Ngày truy cập 03/08/2017

Inositol https://examine.com/supplements/inositol/ Ngày truy cập 03/08/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo