backup og meta

Hỏi đáp Dược sĩ: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Hỏi đáp Dược sĩ: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Bạn đọc hỏi:

Xin chào Dược sĩ. Con tôi năm nay 11 tuổi, cháu mới có kinh nguyệt cách đây nửa năm nhưng lần nào cũng đau bụng rất dữ dội. Tôi có ra nhà thuốc gần nhà mua thuốc. Tháng nào cháu cũng phải uống nếu không sẽ rất đau. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Liệu còn cách nào khác giúp cháu đỡ đau hơn không?

Linh (40 tuổi)

Dược sĩ trả lời:

Với câu hỏi uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên. Lê Thị Mai (Đại học Nguyễn Tất Thành) giải đáp như sau:

Chứng đau bụng kinh thực chất là đau tử cung quanh thời kỳ kinh nguyệt, xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt từ 1 đến 3 ngày hoặc cùng với kinh nguyệt. Cơn đau sẽ tăng dần đến đỉnh điểm sau 24 giờ bắt đầu hành kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Nếu bị đau dữ dội, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con bạn thì việc điều trị là cần thiết:

  1. Điều trị ban đầu bằng cách nghỉ ngơi và ngủ và tập thể dục đều đặn; ăn kiêng ít chất béo và các chất bổ sung dinh dưỡng như axit béo omega-3, magiê, vitamin E, kẽm và vitamin B1.
  2. Điều trị dùng thuốc với các nhóm thuốc phổ biến như:

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không thì bạn nên lưu ý đến nhóm thuốc giảm đau bụng kinh NSAID. Chúng đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày
  • Cảm giác buồn nôn
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ

Tác dụng phụ khác của thuốc đau bụng kinh ít gặp hơn là khiến chức năng gan bất thường. Rất hiếm gặp gồm có:

  • Da bị phồng rộp và bong tróc nhiều; nổi phát ban dát sần, nổi mụn mủ; viêm da dị ứng.
  • Phù mạch.
  • Rối loạn về máu như giảm tiểu cầu trong máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Sưng dây thanh quản.
  • Suy gan cấp tính.

Vì vậy, bạn cần chú ý nên đưa con đi khám ngay lập tức nếu chu kỳ kinh nguyệt đã hết mà cơn đau vẫn còn, chảy máu bất thường, buồn nôn, nôn mửa hoặc nghi ngờ có thai.

Nhìn chung, uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không phụ thuộc phần lớn vào cách mà bạn sử dụng thuốc. Đừng nên lạm dụng bừa bãi mà phải tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc nhé!

>> Bạn có thể muốn xem thêm:

Thuốc giảm đau nhét hậu môn có nên dùng khi đau bụng kinh?

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Trân trọng!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Menstrual cramps. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/diagnosis-treatment/drc-20374944#:~:text=Over%2Dthe%2Dcounter%20pain%20relievers,inflammatory%20drugs%20also%20are%20available. Ngày truy cập: 28/03/2022

Medications for Period Pain (Dysmenorrhea). https://www.drugs.com/condition/dysmenorrhea.html. Ngày truy cập: 28/03/2022

How to Relieve Painful Menstrual Cramps. https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2018/10/how-to-relieve-painful-menstrual-cramps/. Ngày truy cập: 28/03/2022

Phiên bản hiện tại

28/03/2022

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI

Hỏi đáp bác sĩ: Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không? Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 28/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo