backup og meta

Gel Healit: Thuốc bôi hỗ trợ điều trị vết thương hở

Gel Healit: Thuốc bôi hỗ trợ điều trị vết thương hở

Không chỉ trong các bệnh lý gây tổn thương da mà trong cuộc sống hằng ngày bạn cũng có thể vô tình gây ra những vết thương ngoài da như trầy xước, rách da hay bỏng,… Những vết thương hở này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây đau đớn, cản trở sinh hoạt của bạn và nghiêm trọng hơn là có nguy cơ bội nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng khác. Vì vậy mà sản phẩm gel Healit ra đời, để giải quyết nhu cầu điều trị những tổn thương trên da một cách nhanh chóng, làm liền da và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. 

Tác dụng

Gel Healit là thuốc gì? Cơ chế tác dụng như thế nào? 

Healit gel được xếp loại là một sản phẩm thiết bị y tế nhóm C (nhóm IIA theo tiêu chuẩn Châu Âu). Với thành phần chính là copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate, gel Healit giúp bệnh nhân đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương theo 3 cơ chế chính: 

  • Thu dọn các gốc tự do dư thừa. 
  • Tối ưu hóa độ ẩm và độ pH của vết thương. 
  • Tạo hàng rào polymer để hạn chế nhiễm khuẩn. 
Nghiên cứu in vitro được thực hiện bởi Phân Viện Hóa Cao Phân tử thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Cộng Hòa Séc đã chứng minh Healit có khả năng thu dọn các gốc tự do.

Tác dụng của thuốc bôi Healit là gì?

Nhờ vào cơ chế ngăn chặn những tác động tiêu cực của gốc tự do, giữ ẩm và giữ ổn định pH trên vùng da tổn thương đồng thời phòng ngừa bội nhiễm do vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào vết thương, Healit gel được chỉ định trong các trường hợp:

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. 

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Healit cho người lớn như thế nào?

Mỗi lần sử dụng, bạn nên bôi một lớp gel mỏng (tối đa 1mm) trên toàn bộ vết thương. 

Liều dùng Healit cho trẻ em như thế nào?

Hiện nay, chưa có khuyến cáo liều dùng cụ thể dành cho đối tượng trẻ em.

Cách dùng

cách sử dụng gel healit

Bạn nên dùng gel Healit như thế nào?

Healit là gel thuốc dùng bôi ngoài da, bạn có thể tham khảo trình tự sử dụng thuốc được hướng dẫn từ nhà sản xuất như sau: 

  • Bước 1: Rửa sạch bụi bẩn và dư lượng của các loại sản phẩm điều trị khác trên bề mặt vết thương. 
  • Bước 2: Dùng đầu nhọn trên nắp để đục thủng đầu tuýp gel. 
  • Bước 3: Bôi một lớp gel mỏng lên bề mặt vết thương (với độ dày tối đa khoảng 1mm).  Sau khi bôi, gel sẽ bám vào da và hút dịch tiết ra từ vết thương. 
  • Bước 4: Băng vết thương lại bằng những loại miếng gạc không thấm nước (nếu cần thiết). Sau đó mới băng lại bằng các loại gạc thông thường. Các loại gạc này phải rộng hơn vết thương chừng 1cm. Lưu ý: Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bệnh nhân cần dùng các loại băng gạc y tế đặc biệt.
  • Bước 5: Sau thời gian khoảng 12-48 tiếng cần thay băng và thoa lại thuốc, thời gian cụ thể tùy thuộc vào tình trạng vết thương. 

Lưu ý về các bước xử trí vết thương hở nói chung

Bạn cần phải tiêm phòng uốn ván nếu chưa tiêm ngừa trong vòng 5 năm trở lại đây hoặc khi vết thương sâu. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như mưng mủ, sưng tấy, đau nhức,… bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp. 

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thuốc Healit

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng gel Healit?

Trong quá trình điều trị bằng Healit, bạn sẽ không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào như dị ứng, kích ứng da hay đau rát. Tuy nhiên, những bệnh nhân có độ mẫn cảm cao có thể bị ngứa da nhẹ, nhưng không đáng ngại. 

Nếu bạn bị đau, nổi mẩn đỏ… khi bôi Healit thì nên ngừng dùng và báo cho bác sĩ biết.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng gel Healit, bạn nên lưu ý những gì?

  • Không dùng gel Healit để bôi trong. 
  • Không dùng sản phẩm đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
  • Trường hợp sử dụng thuốc bôi Healit lên đầu núm vú của phụ nữ đang cho con bú, cần phải lau sạch lớp gel trước khi cho con bú. 
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại gel và thuốc bôi ngoài da khác tại bài viết: Thuốc bôi ngoài da: Hiểu rõ để dùng đúng! 

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản gel Healit như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ 15-25°C. 

Hy vọng các thông tin trên đây của Hello Bacsi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng gel bôi làm liền vết thương Healit nhé! 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gel trị vết thương hở – HEALIT VN

https://healit.vn/gel-tri-vet-thuong-ho/

Ngày truy cập 8/12/2022

Copolymers of 2-hydroxyethyl methacrylate and methyl methacrylate: an electron beam resist study

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0032386184903446

Ngày truy cập 8/12/2022

Open Wound Basics

https://www.woundcarecenters.org/article/wound-basics/open-wound-basics

Ngày truy cập 8/12/2022

Cuts and scrapes: First aid – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711

Ngày truy cập 8/12/2022

How do I clean a wound? – NHS

https://www.nhs.uk/common-health-questions/accidents-first-aid-and-treatments/how-do-i-clean-a-wound/

Ngày truy cập 8/12/2022

Phiên bản hiện tại

19/12/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ Dược học Nguyễn Thị Hương

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị vết thương hở có nên ăn cá không?


Tham vấn chuyên môn:

Thạc sĩ Dược học Nguyễn Thị Hương

Dược · Công ty cổ phần dược phẩm Gia Nguyễn


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 19/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo