backup og meta

Epoetin beta

Epoetin beta

Tác dụng

Tác dụng của epoetin beta là gì?

Epoetin Beta được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do suy thận mãn tính, thiếu máu liên quan đến hóa trị để điều trị các bệnh không phải do tủy xương ác tính gây ra, thiếu máu do sinh non. Epoetin Beta làm tăng sản sinh máu.

Bạn nên dùng epoetin beta như thế nào?

Tiêm epoetin beta dưới da hoặc vào tĩnh mạch.

Lịch trình và mức độ thường xuyên tiêm thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, số lượng của các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu.

Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp tiêm thích hợp nhất cho bạn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ là người tiến hành tiêm. Tuy nhiên, bạn hoặc người thân của bạn có thể được hướng dẫn thực hiện tiêm dưới da để có thể tiếp tục điều trị mà không cần nằm viện. Trong trường hợp này, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và các hướng dẫn tiêm.

Bạn nên bảo quản epoetin beta như thế nào?

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng epoetin beta cho người lớn là gì?

Dùng ngoài ruột

Thiếu máu do suy thận mạn tính

  • Người lớn: Tiêm thông qua đường tiêm dưới da: 60 đơn vị/kg/tuần trong 4 tuần. Liều lượng có thể được chia ra trong ngày hoặc 3 lần/tuần.
  • Khi tiêm tĩnh mạch, liều ban đầu: 40 đơn vị/kg 3 lần/tuần trong 4 tuần. Có thể được tăng lên đến 80 đơn vị/kg 3 lần/tuần.
  • Đối với tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch, liều tiếp theo có thể được tăng lên ở 60 đơn vị/kg/tuần cho đến khi đạt yêu cầu.
  • Liều dùng tối đa: 720 đơn vị/kg/tuần.

Tiêm dưới da

Thiếu máu liên quan đến hóa trị bệnh không phải tủy xương ác tính

  • Người lớn: 450 đơn vị/kg/tuần. Có thể được chia thành 3-7 liều cho các khối u rắn, tủy đa u, giai đoạn 1 của bênh Hodgkin, bệnh bạch cầu mãn tính. Nếu cần thiết có thể tăng gấp đôi liều dùng sau 4 tuần. Điều trị có thể kéo dài đến một tháng sau khi hóa trị. Nếu không có phản ứng thích hợp sau 4 tuần ở liều cao hơn, việc điều trị nên được dừng lại.

Tiêm dưới da

Bệnh thiếu máu do sinh non

  • Người lớn: 250 đơn vị/kg 3 lần/tuần.
  • Việc điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt và tiếp tục trong 6 tuần.

Dùng ngoài ruột

Tăng sản sinh máu

  • Người lớn: 800 đơn vị/kg tiêm tĩnh mạch, hoặc 600 đơn vị/kg tiêm dưới da, hai lần/tuần trong 4 tuần trước khi phẫu thuật.

Liều dùng epoetin beta cho trẻ em là gì?

Liều bắt đầu ở trẻ em được khuyến cáo tương tự như với người lớn, nhưng tác dụng của beta epoetin phụ thuộc vào độ tuổi. Thuốc không ảnh hưởng đến việc chậm phát triển.

Epoetin beta có những dạng và hàm lượng nào?

Epoetin Beta có những dạng và hàm lượng sau:

  • Lọ, thuốc tiêm: 1.000 IU, 2.000 IU, 5.000 IU và 10.000 IU/lọ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng epoetin beta?

Gọi cấp cứu nếu bạn có các phản ứng dị ứng như khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, họng.

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Nhức đầu;
  • Động kinh;
  • Tăng huyết áp;
  • Có huyết khối tại nơi tiếp xúc tĩnh mạch;
  • Đông máu khi thẩm tách;
  • Tăng số lượng tiểu cầu;
  • Triệu chứng giống cúm bao gồm ớn lạnh, đau cơ, tăng kali máu, phát ban da;
  • Tăng huyết áp với các triệu chứng giống bệnh não bao gồm nhức đầu và nhầm lẫn, co giật tổng quát (bệnh nhân có huyết áp bình thường hoặc thấp);
  • Sốc phản vệ (hiếm xảy ra).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng epoetin beta bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng epoetin beta, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với epoetin beta hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang có thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thảo dược và thực phẩm chức năng.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị tăng huyết áp và không thể kiểm soát huyết áp.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Epoetin beta có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Đối vận với tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin-II và tăng nguy cơ tăng lượng kali huyết.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới epoetin beta không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến epoetin beta?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tăng huyết áp;
  • Tiền sử bệnh co giật;
  • Tăng tiểu cầu;
  • Suy gan mãn tính;
  • Bệnh mạch máu Ischaemic;
  • Có các khối u ác tính;
  • Bệnh động kinh;
  • Nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh tim mạch;
  • Thiếu sắt;
  • Nhiễm trùng;
  • Rối loạn viêm nhiễm;
  • Tan máu và nhiễm độc nhôm có thể làm giảm hiệu quả của epoetin beta;
  • Thường xuyên theo dõi số lượng tiểu cầu và nồng độ kali huyết thanh;
  • Kiểm soát thể tích hồng cầu;
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát: Kiểm soát BP, Hb và điện giải;
  • Thiếu máu (ví dụ, thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu do thiếu folic acid): Cho bổ sung sắt khi cần thiết. Giảm tiểu cầu: theo dõi số lượng tiểu cầu cho 8 tuần đầu.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Epoetin beta

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11347329

Ngày truy cập 22/11/2019

Epoetin beta

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-159947/epoetin-beta-methoxy-polyethylene-glycol-injection/details

Ngày truy cập 22/11/2019

 

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo