backup og meta

Ciacca

Ciacca

Biệt dược: Ciacca

Hoạt chất: Mỗi tuýp 10g gel chứa:

  • Clindamycin: 1%
  • Adapalene: 0,1%

Dạng bào chế: Gel bôi ngoài da

Tìm hiểu chung

Ciacca là thuốc gì? Tác dụng và công dụng

Ciacca là thuốc bôi trị mụn với hai hoạt chất là:

  • Clindamycin: một kháng sinh thuốc nhóm lincosamid, có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.
  • Adapalene: là hoạt chất giống retinoid có tác dụng kháng viêm.

Thuốc bôi Ciacca được chỉ định để điều trị tình trạng da bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ cho đến vừa phải với nhiều mụn trứng cá có nhân, mụn trứng cá sần và mụn trứng cá mủ. Thuốc được dùng cho mụn nổi trên mặt, ngực hoặc lưng.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc trị mụn Ciacca cho người lớn là bao nhiêu?

Rửa sạch vùng da bị mụn trứng cá rồi thoa một lớp gel mỏng lên da, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

Khi sử dụng lâu dài hoặc dùng xen kẽ với các thuốc khác để trị mụn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần tiếp tục dùng thuốc cho bệnh nhân kéo dài trên 3 tháng. 

Những người cần phải giảm mức độ thường xuyên sử dụng thuốc hoặc tạm thời ngưng điều trị có thể sử dụng lại thuốc hoặc điều trị tiếp tục khi bác sĩ đánh giá người bệnh có khả năng dung nạp thuốc. Điều trị liên tục với Ciacca không nên vượt quá 12 tuần.

Liều dùng thuốc trị mụn Ciacca cho trẻ em là bao nhiêu?

Trẻ từ 13 – 17 tuổi: dùng 1 lần mỗi ngày, tương tự như người lớn.

Trẻ dưới 12 tuổi: sự an toàn của thuốc vẫn chưa được thiết lập ở trẻ em trước tuổi dậy thì vì các loại mụn thông thường hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi này. 

Cách dùng

Bạn nên dùng Ciacca gel như thế nào?

Chỉ sử dụng gel Ciacca 10g để bôi ngoài da, tránh để thuốc dính vào môi và mắt. Bạn cần đảm bảo vùng da bôi thuốc phải khô.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng, bạn có thể hỏi lại dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách dùng ciacca 10g

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc quá liều. Trong trường hợp có các phản ứng bất thường nghiêm trọng, hãy ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì trong trường hợp quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với lần dùng kế tiếp, hãy bỏ qua lần đã quên và dùng thuốc vào thời điểm kế tiếp như kế hoạch. Lưu ý không bôi gấp đôi để bù lại.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Ciacca?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc như:

  • Rất thường gặp (> 1/10): đỏ da, lột da, khô da.
  • Thường gặp (> 1/100 đến 1/10): bỏng, ngứa
  • Không thường gặp (> 1/1000 đến 1/100): cảm giác khác thường, nặng hơn tình trạng mụn. 

Sử dụng Ciacca gel trong thời gian dài có thể xảy ra tình trạng đề kháng thuốc.

Trên đây không phải danh mục đầy đủ tất cả tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Thận trọng/ Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì khi dùng thuốc Ciacca?

Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Ngoài ra, trước khi dùng thuốc bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu xảy ra phản ứng nhạy cảm hay kích ứng nghiêm trọng, bạn phải ngưng dùng thuốc. Nếu bị kích ứng tại chỗ, bạn không nên dùng thuốc thường xuyên mà nên tạm ngưng dùng hoặc không dùng thuốc nữa.
  • Nếu thuốc dính vào mắt, hãy rửa ngay bằng nước ấm.
  • Không nên bôi thuốc vào vùng da bị trầy xước, eczema.
  • Không sử dụng thuốc cho người bị mụn trứng cá mức độ nặng, vùng mụn lan khắp cơ thể, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và không có biện pháp tránh thai hiệu quả.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Đối với phụ nữ có thai hoặc có ý định sinh con, thuốc này đặc biệt chống chỉ định, không nên sử dụng vì có thể gây quái thai.

Chưa có thông tin về độ an toàn thuốc dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn không nên dùng thuốc này và tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc ciacca gel

Thuốc Ciacca có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các thuốc có thể tương tác với thuốc Ciacca gồm:

  • Retinoid và các chế phẩm có tác động tương tự.
  • Các thuốc có tác nhân làm bong, mài mòn da, tẩy, làm se da hoặc sản phẩm gây kích ứng (có chất thơm và cồn).
  • Các liệu pháp trị mụn trứng cá trên da (erythromycin 4%) hoặc dung dịch clindamycin phosphat (1% dạng base), gel nước benzoyl peroxid 10%. Tuy nhiên các sản phẩm này dùng vào buổi sáng, trong khi thuốc Ciacca dùng vào ban đêm nên sẽ không tương tác.

Thuốc này có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, thuốc này dùng ngoài da nên hầu như không có tương tác toàn thân .

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Ciacca như thế nào?

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ciacca. https://drugbank.vn/thuoc/CIACCA&VD-21479-14. Ngày truy cập 12/3/2022

Adapalene. https://www.drugs.com/ingredient/adapalene.html.Ngày truy cập 12/3/2022

A Study to Evaluate the Efficacy and Safety of Adapalene-Clindamycin Combination Gel in the Treatment of Acne Vulgaris. https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT03615768. Ngày truy cập 12/3/2022

Adapalene. https://go.drugbank.com/drugs/DB00210. Ngày truy cập 12/3/2022

Draft Guidance on Clindamycin Phosphate; Tretinoin. https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/psg/PSG_050802.pdf. Ngày truy cập 12/3/2022

Phiên bản hiện tại

24/06/2022

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Cách dùng vitamin A trị mụn trứng cá hiệu quả nhất

Chuyên gia mách bạn 10 cách trị mụn trứng cá tại nhà cực hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 24/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo