backup og meta

Biết cách sử dụng thuốc Solu-medrol, không còn nỗi lo lắng về bệnh (Phần 1)

Biết cách sử dụng thuốc Solu-medrol, không còn nỗi lo lắng về bệnh (Phần 1)

Biết được cách sử dụng thuốc Solu-medrol phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh và tránh được những tác dụng phụ không đáng có.

Thuốc tiêm Solu-medrol được sử dụng để điều trị một số bệnh trạng liên quan đến suy giảm chức năng tuyến thượng thận. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị chứng viêm nghiêm trọng gây nên bởi các tình trạng như hen phế quản nặng, dị ứng nghiêm trọng, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng, rối loạn máu, lupus, chứng đa xơ cứng, một số bệnh về mắt và da. Tuy nhiên, bệnh nhân nên nắm vững kiến thức về thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nhé.

Thuốc tiêm Solu-medrol là gì?

Thuốc tiêm Solu-medrol là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormone kháng viêm steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hormone đó. Thuốc hoạt động bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể với các điều kiện khác nhau và giảm viêm.

Chống chỉ định của thuốc tiêm Solu-medrol

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai Mifepristone;
  • Bệnh nhân là trẻ sơ sinh;
  • Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân;
  • Bệnh nhân dự kiến sẽ tiêm chủng vắc xin (ví dụ, vắc-xin bệnh đậu mùa).

Bệnh nhân mắc phải một trong các tình trạng trên cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Những lưu ý trước khi sử dụng Solu-medrol

Một số triệu chứng có thể tương tác với thuốc. Do vậy, bệnh nhân nên cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu có bất kỳ tình trạng nào, đặc biệt nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Bệnh nhân đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bệnh nhân đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không theo toa nào, chế phẩm thảo dược hoặc đang thực hiện chế độ ăn uống bổ sung;
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Bệnh nhân có tiền sử chảy máu, vấn đề về tim (ví dụ như suy tim sung huyết, đau tim), huyết áp cao, các vấn đề về thận, các vấn đề về gan (xơ gan), lượng kali máu thấp, đái tháo đường, động kinh, suy giáp, thiểu năng vỏ thượng thận, lưu giữ chất lỏng (như sưng bàn tay, mắt cá chân hoặc chân) hoặc bất kỳ vấn đề thần kinh khác.
  • Bệnh nhân bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hoặc các loại bệnh khác; nhiễm trùng mắt hoặc các vấn đề về mắt khác (tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể), thủy đậu, sởi hay bệnh zona;
  • Bệnh nhân nhiễm HIV hoặc lao (TB), hoặc đã từng có kết quả xét nghiệm TB da dương tính;
  • Bệnh nhân có bất kỳ vấn đề nào về dạ dày (ví dụ như loét), các vấn đề về đường ruột (tắc nghẽn, thủng, nhiễm trùng, tiêu chảy không nguyên do, viêm túi mật, viêm loét đại tràng, viêm thực quản hoặc đã được phẫu thuật ruột);
  • Xương yếu (như loãng xương), các vấn đề về cơ (như chứng nhược cơ) hoặc chấn thương đầu gần đây;
  • Bệnh nhân vừa được tiêm chủng (như bệnh đậu mùa).

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nhưng không phải bệnh nhân nào cũng gặp hoặc các tác dụng phụ là không đáng kể. Nên đến bác sĩ kiểm tra nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc khiến bạn cảm thấy khó chịu:

  • Chóng mặt;
  • Da mặt ửng đỏ;
  • Đau đầu;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Buồn nôn nhẹ;
  • Đau, sưng, hoặc đỏ ở chỗ tiêm;
  • Đau dạ dày hoặc đầy hơi;
  • Nôn.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bệnh nhân gặp bất kỳ tác dụng phụ trầm trọng nào xảy ra sau đây:

  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (phát ban do tổn thương da, phát ban do dị ứng, ngứa, khó thở, chẹn lồng ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Phân có máu, màu đen hoặc màu như hắc ín;
  • Lượng chất béo trong cơ thể thay đổi;
  • Kinh nguyệt bất thường;
  • Tức ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đau họng;
  • Mau đói, khát, hay tiểu tiện;
  • Thay đổi tâm thần hoặc tâm trạng (ví dụ: trầm cảm, dễ nhạy cảm hoặc thay đổi hành vi);
  • Đau cơ, suy nhược hoặc bị kiệt sức;
  • Động kinh;
  • Buồn nôn hoặc nôn trầm trọng;
  • Khó thở;
  • Nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều;
  • Vết thương chậm lành;
  • Đau bụng;
  • Chóng mặt hoặc đau đầu đột ngột;
  • Sưng bàn chân hoặc chân;
  • Đau gân, xương hoặc khớp;
  • Da trở nên mỏng hoặc bị xỉn màu;
  • Có vết bầm hoặc chảy máu bất thường;
  • Cảm giác da không còn như lúc trước;
  • Tăng cân bất thường;
  • Thay đổi thị lực hoặc các vấn đề khác về mắt;
  • Nôn mửa có màu như bã cà phê.

Đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả các phản ứng phụ có thể xảy ra. Nếu có thắc mắc về các phản ứng phụ, bệnh nhân nên liên hệ với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ.

Nếu bạn nghi ngờ mình đã dùng quá liều, hãy liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Solu-medrol solution https://www.drugs.com/cdi/solu-medrol-solution.html Ngày truy cập 29/05/2017

Solu-Medrol Solution, Reconstituted (Recon Soln) http://www.webmd.com/drugs/2/drug-6135-4021/solu-medrol-solution-reconstituted-recon-soln/details Ngày truy cập 29/05/2017

Phiên bản hiện tại

27/08/2021

Tác giả: Ngọc Trâm

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Uống thuốc Concor lâu dài có tốt không?

Vắc-xin HPV



Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 27/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo