backup og meta

5-HTP

Tên thường gọi: 2-Amino-3-(5-Hydroxy-1H-Indol-3-yl)Propanoic Acid, 5 Hydroxy-Tryptophan, 5 Hydroxy-Tryptophane, 5-Hydroxytryptophan, 5-Hydroxytryptophane, 5-Hydroxy L-Tryptophan, 5-Hydroxy L-Tryptophane, 5-Hydroxy Tryptophan, 5-L-Hydroxytryptophan, L-5 HTP, L-5-Hydroxytryptophan, L-5-Hydroxytryptophane, Oxitriptan.

Tên khoa học: 2-Amino-3-(5-Hydroxy-1H-Indol-3-yl) Propanoic Acid

Tác dụng

5-HTP dùng để làm gì?

5-HTP (5-Hydroxytryptophan) là một sản phẩm hóa học phụ của protein L-tryptophan. Nó cũng được sản xuất thương mại từ hạt cây trồng gốc châu Phi gọi là Griffonia simplicifolia.

5-HTP được sử dụng để điều trị các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng, đau xơ cơ, béo phì, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), rối loạn thần kinh tiền kinh nguyệt (PMDD), rối loạn hiếu động thái quá (ADHD) và bệnh Parkinson.

Cơ chế hoạt động của 5-HTP là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng 5-HTP. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng 5-HTP có thể tác động lên não và hệ thống thần kinh trung ương bằng cách tăng sản xuất serotonin hóa học. Serotonin có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tình trạng thèm ăn, nhiệt độ, hành vi tình dục và cảm giác đau. Vì 5-HTP làm tăng quá trình tổng hợp serotonin, nó được sử dụng điều trị một số bệnh bao gồm trầm cảm, mất ngủ, béo phì và nhiều bệnh lý khác.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho 5-HTP là gì?

Đối với người lớn bị trầm cảm: bạn nên dụng liều 150-3000mg; chia từ một đến ba liều trong 2-6 tuần. Liều lượng cũng tăng từ 150mg mỗi ngày trong 2 tuần lên đến 400mg mỗi ngày trong 4 tuần.

Liều dùng của 5-HTP có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của 5-HTP là gì?

5-HTP này có thể được bào chế dưới dạng: bổ sung trong bữa ăn thực phẩm giàu 5-HTP hoặc viên nang uống bổ sung.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng 5-HTP ?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng 5-HTP . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: hội Chứng Chứng eosin-huyết (EMS), một tình trạng nghiêm trọng liên quan đến đau nhức cơ và bạch cầu ái toan; ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, vấn đề tình dục và các vấn đề về cơ.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng

Trước khi dùng 5-HTP bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng 5-HTP;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây 5-HTP hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng 5-HTP với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của 5-HTP như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin về việc sử dụng 5-HTP trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng 5-HTP hai tuần trước khi phẫu thuật vì 5-HTP có thể ảnh hưởng đến serotonin. Một số thuốc được dùng trong quá trình phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến serotonin. Dùng 5-HTP trước khi phẫu thuật có thể gây ra quá nhiều serotonin trong não và dẫn đến các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về tim, run và lo lắng.

Đối với trẻ em:

5-HTP có thể an toàn cho trẻ khi uống đúng cách. Liều dùng tối đa 5mg/kg/ngày đã được sử dụng an toàn trong 3 năm ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên 12 tuổi. Giống như người lớn, cũng có quan ngại về khả năng mắc hội chứng đau thắt ngực (EMS) ở trẻ em khi dùng 5-HTP.

Tương tác

5-HTP có thể tương tác với những yếu tố nào?

5-HTP có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với 5-HTP bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm bao gồm fluoxetine (Prozac®), paroxetine (Paxil®), sertraline (Zoloft®), amitriptyline (Elavil®), clomipramine (Anafranil®), imipramine (Tofranil®) và các loại khác. Dùng 5-HTP cùng với những thuốc này để điều trị chứng trầm cảm có thể làm tăng serotonin và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về tim, run và lo lắng
  • Thuốc chống trầm cảm IMAOs bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và các loại khác. Dùng 5-HTP cùng với những thuốc này để điều trị chứng trầm cảm có thể làm tăng serotonin và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về tim, run và lo lắng
  • Carbidopa (Lodosyn®).  Dùng 5-HTP cùng với carbidopa có thể làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm nói nhanh, lo lắng, hung hăng và những triệu chứng khác.
  • Dextromethorphan, Meperidine (Demerol®), Pentazocine (Talwin®), Tramadol (Ultram®). Dùng 5-HTP cùng các thuốc này có thể gây ra quá nhiều serotonin trong não và các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về tim, run và lo lắng.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng 5-HTP này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5 – HTP  http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-794-5-htp.aspx?activeingredientid=794. Ngày truy cập 14/07//2017.

5-Hydroxytryptophan (5-HTP) http://www.umm.edu/health/medical/altmed/supplement/5hydroxytryptophan-5htp . Ngày truy cập 14/07/2017.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Thùy Trang Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo