backup og meta

Cây dẻ ngựa

Cây dẻ ngựa

Tên thông thường: Horse-Chestnutis, chestnut, California buckeye, Ohio buckeye, and buckeye

Tên khoa học : Aesculus hippocastanum

Tác dụng

Cây dẻ ngựa dùng để làm gì?

Hạt và lá loài cây này được dùng để điều trị các bệnh:

  • Giãn tĩnh mạch, trĩ, tĩnh mạch bị sưng phồng
  • Tiêu chảy, sốt và phì đại tuyến tiền liệt
  • Vấn đề lưu thông máu (suy tĩnh mạch mạn tính)
  • Chàm, đau bụng do kinh nguyệt, sưng tấy mô mềm do bị gãy xương và co giật, ho, viêm khớp và đau khớp.

Bên cạnh đó, vỏ cây này được sử dụng chữa bệnh sốt rét và kiết lỵ. Một số người thoa vỏ cây lên da để trị lupus và loét da.

Loại cây này còn có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây dẻ ngựa là gì?

Loại thảo dược này chứa một chất hóa học làm lỏng máu, ngăn máu rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch, mao mạch và thúc đẩy đào thải nước qua đường tiểu để giúp ngăn ngừa phù nề. Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của cây thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Dạng bào chế của cây dẻ ngựa là gì?

Cây thuốc này có ở dạng viên nang và chiết xuất từ hạt.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây dẻ ngựa là bao nhiêu?

liều dùng cho cây dẻ ngựa

  • Đối với lưu thông máu kém (suy tĩnh mạch mạn tính): Liều dùng là 300mg chiết xuất cây dẻ ngựa, 2 lần một ngày.
  • Viên nén: Dùng 1 viên mỗi 12 giờ trước bữa ăn. Bạn nên uống viên thuốc với ly nước đầy. Đừng nhai thuốc mà nuốt toàn bộ.

Liều dùng của cây thuốc này có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng sử dụng sẽ dựa trên dộ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây dẻ ngựa?

Phản ứng phụ thường gặp có thể bao gồm:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Thận trọng

Trước khi dùng cây dẻ ngựa bạn nên biết những gì?

tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cây dẻ ngựa

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Người có thai hoặc cho con bú chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây thuốc nào hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác.
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác như:
    • Chứng rối loạn xuất huyết: Việc sử dụng cây dẻ ngựa làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn máu.
    • Đái tháo đường: Cây thuốc dẻ ngựa có tác dụng làm hạ đường huyết, vì vậy bạn hãy theo dõi các dấu hiệu về lượng đường trong máu (hạ đường huyết) cẩn thận.
    • Các vấn đề về tiêu hóa: Hạt và vỏ cây thuốc này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Bạn không sử dụng cây dẻ ngựa nếu có rối loạn ruột hoặc dạ dày.
    • Bệnh gan: Sử dụng cây dẻ ngựa sẽ làm tổn thương gan.
    • Bệnh thận: Việc dùng cây thuốc này có thể làm bệnh thận nặng hơn.
    • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây dẻ ngựa với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây dẻ ngựa như thế nào?

Việc dùng hạt, vỏ cây, hoa và lá cây dẻ ngựa không an toàn có thể dẫn đến tử vong.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng vị thuốc này trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Nếu phải tiến hành phẫu thuật, bạn nên ngừng dùng vị thuốc này hay chiết xuất của nó ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Cây dẻ ngựa có thể tương tác với những yếu tố gì?

cây dẻ ngựa

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Cây dẻ ngựa có thể tương tác với:

Lithium

Sử dụng vị thuốc này làm cơ thể giảm lượng lithium đào thải, do đó dẫn đến các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Thuốc trị tiểu đường (thuốc chống tiểu đường)

Cây dẻ ngựa và các loại thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng để giảm lượng đường trong máu. Việc dùng vị thuốc này cùng với các loại thuốc tiểu đường có thể làm hạ lượng đường trong máu xuống thấp. Bạn cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.

Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).

Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối)

Hạt cây dẻ ngựa có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng hạt cây thuốc này  cùng các thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những người khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những thuốc khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), Heparin, warfarin (Coumadin®) và những thuốc khác.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Horse-Chestnut.  http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1055-horse%20chestnut.aspx?activeingredientid=1055&activeingredientname=horse%20chestnut  Ngày truy cập 2/9/2016.

Horse-Chestnut. http://www.herbwisdom.com/herb-horse-chestnut.html Ngày truy cập 2/9/2016.

Horse-Chestnut. http://www.everydayhealth.com/drugs/horse-chestnut Ngày truy cập 2/9/2016.

Horse-Chestnut. https://nccih.nih.gov/health/horsechestnut  Ngày truy cập 2/9/2016.

Phiên bản hiện tại

18/03/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nấm đầu khỉ: Vị thuốc quý cho nhiều tình trạng sức khỏe

Nấm linh chi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 18/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo