backup og meta

Cây bụp giấm

Cây bụp giấm

Tên thông thường: Hibiscus also is known as karkade, red tea, red sorrel, Jamaica sorrel, rosella, soborodo (Zobo drink), Karkadi, roselle, and sour tea

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa

Tác dụng

Cây bụp giấm dùng để làm gì?

Cây bụp giấm là cây trồng hàng năm, hoa của loại thảo dược này được sử dụng để điều trị các bệnh lý và tình trạng như:

  • Ăn không ngon;
  • Lạnh cơ thể;
  • Bệnh tim và bệnh về thần kinh;
  • Đau viêm hệ hô hấp;
  • Kích ứng dạ dày;
  • Tiêu đờm;
  • Như thuốc nhuận tràng;
  • Lợi tiểu.

Ngoài ra, cây bụp giấm còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây bụp giấm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các axit hoa quả có trong cây bụp giấm có tác dụng nhuận trường, một số hợp chất khác có khả năng làm giảm huyết áp, giảm co thắt dạ dày, ruột. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây bụp giấm là gì?

Liều dùng của cây bụp giấm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây bụp giấm là gì?

Thảo dược này có những dạng bào chế như:

  • Trà;
  • Dịch chiết từ hoa.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây bụp giấm?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây bụp giấm, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong cây bụp giấm hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây bụp giấm như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ xảy ra khi dùng cây bụt giấm cho phụ nữ mang thai và cho con bú, tuy nhiên, một số nghi vấn đã được đặt ra về việc cây bụp giấm có thể gây sẩy thai. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tốt nhất bạn nên dừng dùng thảo dược này trước khi phẫu thuật 2 tuần.

Tương tác

Cây bụp giấm có thể tương tác với yếu tố nào?

Cây bụp giấm có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây bụp giấm.

Thuốc có thể tương tác với thảo dược này, bao gồm:

  • Acetaminophen;
  • Tránh dùng chung axit alpha-lipoic, dưa leo, nhân sâm Panax, psyllium, sâm Siberi.

Những điều kiện sức khỏe sau có thể tương tác với thảo dược này như:

  • Tiểu đường: cây bụp giấm có thể làm giảm lượng đường trong máu;
  • Huyết áp thấp: cây bụp giấm có thể gây hạ huyết áp, nguy hiểm cho những người có huyết áp thấp.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hibiscus. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-211-hibiscus.aspx?activeingredientid=211&activeingredientname=hibiscus. Ngày truy cập 25/2/2017.

Hibiscus. https://medlineplus.gov/druginfo/natural/211.html.  Ngày truy cập 25/2/2017.

Phiên bản hiện tại

18/09/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 18/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo