backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cao lanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Cao lanh

Tên gốc: Kaolin

Tên thông thường: cao lanh, đất sét cao lanh

Tên khoa học: hydrated aluminum silicate

Tác dụng

Tác dụng của cao lanh

Cao lanh được sử dụng điều trị tiêu chảy mức độ nhẹ đến vừa, tiêu chảy nặng (kiết lỵ) và bệnh tả. Kết hợp với pectin, cao lanh được sử dụng để điều trị tiêu chảy, để giảm đau và sưng trong miệng do xạ trị.

Bên cạnh đó, cao lanh có thể được sử dụng trực tiếp trên da trong một lớp băng ướt (thuốc đắp) hoặc dạng bột. Ngoài ra, đất sét cao lanh cũng được đưa vào trong các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh.

Nhờ có khả năng hấp thụ dầu nhờn mà nhiều người tin dùng cao lanh ở lĩnh vực làm đẹp.

Cơ chế hoạt động của cao lanh

Cao lanh có vai trò như là một lớp phủ bảo vệ miệng để giảm cơn đau do bức xạ gây ra.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cao lanh là gì?

Liều dùng thông thường để giảm đau miệng (viêm niêm mạc miệng) do xạ trị:

15ml sucralfate với diphenhydramine kèm kaolin-pectin mỗi lần, bốn lần một ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người bị chứng tiêu chảy:

Người lớn: 26,2g sau mỗi lần phân lỏng mỗi 6 giờ cho đến khi phân không còn lỏng. Liều dùng không vượt quá 262g/24 giờ cũng như không sử dụng lâu hơn 2 ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Liều dùng thông thường đối với phát ban tã:

Cho trẻ dùng sản phẩm chứa 4% đến 20% cao lanh được sử dụng tại chỗ.

Liều dùng thông thường đối với viêm niêm mạc do xạ trị và hóa trị:

15ml cao lanh/pectin và diphenhydramine với tỉ lệ 50:50, ngậm trong miệng khoảng 3 phút.

Liều dùng của cao lanh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cao lanh là gì?

Cao lanh được bào chế dưới dạng hỗn dịch.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi dùng cao lanh?

Cao lanh (kaolin) có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Táo bón, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi
  • Hít phải cao lanh có thể gây ra các vấn đề về phổi
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

    Thận trọng

    Lưu ý trước khi sử dụng

    Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng cao lanh, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia nếu:

    • Đang có thai hoặc cho con bú
    • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
    • Dị ứng với bất kỳ chất nào của cao lanh hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
    • Có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
    • Dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.

    Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cao lanh với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

    Mức độ an toàn của cao lanh như thế nào?

    Cao lanh được cho là an toàn cho con người cũng như được nhân định là khá an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ cách sử dụng hợp lý nhất.

    Tương tác

    Cao lanh có thể tương tác với những yếu tố nào?

    Đất sét cao lanh có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cao lanh với:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo