Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu mẹ không biết cách chữa và kiểm soát bệnh cho bé. Sau nhiều lần tái phát, trẻ bị rôm sảy có thể tiến triển nặng hơn và khiến mẹ thêm lo lắng. Vậy trẻ bị rôm sảy phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường nổi các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và gây cảm giác ngứa cũng như đau rát cho trẻ. Rôm sảy trẻ sơ sinh có thể khiến bé rất ngứa, gãi nhiều và gây xây xát da, thậm chí là nhiễm khuẩn và tụ mủ. Tình trạng kéo dài sẽ làm bé mất ngủ, ăn uống không ngon miệng và quấy khóc. Điều này khiến bạn lo lắng, không biết bé nổi sảy phải làm sao.
Bạn có biết cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh chưa? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân để có cách chữa mụn rôm ở trẻ sơ sinh dứt điểm tình trạng này cho con yêu nhé.
Triệu chứng của rôm sảy là gì? Có bao nhiêu loại rôm sảy ở trẻ?
Những nốt nổi mẩn có kích thước như đầu kim, hình tròn, nổi lấm tấm, ở một số vị trí đầu rôm có một ít nước, màu đỏ viền quanh thường xuất hiện với với trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên đầu cổ, đầu, ngực hay lưng,… Chỗ rôm mọc nhiều thường có sắc đỏ, có cảm giác ngứa và nóng rát. Do đó, thường chúng ta sẽ thấy bé bị rôm sảy hay gãi ngứa, nên rất dễ khiến da bị lở do viêm nhiễm.
Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ bao gồm:
- Rôm dạng tinh thể: Thường phổ biến ở trẻ nhỏ do chậm các ống tuyến mồ hôi chậm phát triển. Loại rôm sảy này thường xảy ra do sốt cao và sẽ để lại các mảng da bị bong khi trẻ bị rôm sảy đã khỏi bệnh.
- Rôm đỏ: Thường gặp do thời tiết nóng ẩm.
- Rôm sâu: Xảy ra do tuyến mồ hôi gặp vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng, thường sau khi bị rôm đỏ kéo dài.
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Tình trạng bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
• Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành: Điều này khiến cho mồ hôi khó thoát được ra ngoài, dẫn đến tích tụ dưới da, ống bài tiết dễ bị bụi bít kín, khiến làn da bé nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, thời tiết nắng gắt và nóng bức cũng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết. Từ đó, gây ứ đọng, bít tắc tuyến mồ hôi.
• Mặc quá nhiều quần áo: Nếu bạn cho trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi, quấn chăn bông thường xuyên hoặc mặc tã cho con quá chật, nhất là khi vào mùa hè thì cũng dễ làm bít tắc mồ hôi gây rôm sảy.
• Bé bị sốt: Bé bị sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên, làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt và gây ra tình trạng rôm sảy.
• Do sản phẩm tắm gội: Sản phẩm tắm gội không phù hợp cho làn da trẻ cũng là nguyên nhân chính yếu khiến da bé bị kích ứng, gây nổi rôm sảy.
• Bột giặt và nước xả vải có nhiều hóa chất kích ứng mạnh: Nhiều sản phẩm giặt tuy được bày bán trên thị trường nhưng vẫn có thể chứa một số thành phần gây hại cho làn da bé như hóa chất tạo mùi hương nhân tạo, hóa chất tẩy rửa, chất bảo quản,… Bé khi mặc quần áo được giặt bằng những thành phần này dễ khiến làn da bị mẫn cảm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
>>> Bạn có thể quan tâm: Rôm sảy là bệnh gì? Triệu chứng & thuốc
Rôm sảy có tự hết không?
Thực tế mà nói, rôm sảy là bệnh do thời tiết quá nóng mà ra. Và khi thời tiết trở nên mát mẻ thì rôm sảy sẽ tự dưng hết. Tuy nhiên, những triệu chứng rôm sảy vẫn sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp lại thời tiết nóng bức, nhất là vào những ngày hè.
Đặc biệt, một khi rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ trở nặng hơn thành bệnh rôm sảy sâu. Cơ bản, đây chính loại bệnh hình thành do tái phát nhiều đợt bệnh rôm sảy đỏ. Khi bé bị rôm sảy nâu thì sự tổn thương không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt mà còn “ăn” sâu vào khu vực bên trong da. Nếu bé không được đưa đi chữa trị kịp thời, rất có thể dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, cơ thể bé bị kiệt sức, mạch đập nhanh, trẻ liên tục nôn ói,…
Bên cạnh đó, bệnh rôm sảy không thể tự dứt hẳn nếu như cha mẹ không có cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh kịp thời. Một điều hết sức lưu ý cho cha mẹ đó là khi mụn nước bị vỡ ra, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da. Từ đó, gây nên viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nặng hơn có thể là gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, khi bé bị rôm sảy kéo dài, trẻ sẽ hay ngứa ngáy, quấy khóc liên tục, bỏ ăn, bị suy nhược cơ thể và sụt cân. Các mụn mủ khi vỡ ra sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ về sau của trẻ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Nhận biết sớm để chữa cho bé!
Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Khi thấy bé có dấu hiệu nổi rôm, bạn nên thực hiện những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây để bé giảm đi những triệu chứng khó chịu.
Điều trị rôm sảy cho bé bằng các phương pháp dân gian
Bên cạnh thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ da liễu để chữa bệnh cho con, bạn có thể thực hiện cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng các phương pháp từ dân gian có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn dưới đây.
• Lá trà xanh: Bạn rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Sau đó, bạn dùng nước trà này pha với nước tắm của bé để kháng khuẩn da.
• Mướp đắng: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng mướp đắng được rất nhiều người áp dụng. Bạn giã hoặc xay nhỏ trái mướp đắng rồi cho nước lọc vào và lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất. Sau đó, bạn hòa hỗn hợp này vào nước và tắm để thực hiện cách trị sảy cho trẻ sơ sinh.
• Lá kinh giới: Bạn rửa sạch lá kinh giới rồi cho vào nồi nước đun sôi và pha nước tắm cho bé hàng ngày để trị rôm sảy cho trẻ em.
• Lá khế: Cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian này khá hiệu quả. Bạn lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần thừa của lá rồi đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì bạn bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn, pha cùng với nước lạnh sao cho nước đủ ấm để tắm cho bé. Đây cũng là cách chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
• Lá tía tô: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ lá tía tô cũng được nhiều người áp dụng do thành phần này khá dễ tìm. Bạn lấy lá tía tô rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt rồi chấm lên da bé bị rôm sảy. Bạn để hỗn hợp trong khoảng 10-15 phút và tắm lại người cho bé bằng nước ấm.
Trước khi thực hiện cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng lá tắm, bạn nên thử các loại lá này trên vùng da nhỏ của trẻ trước để kiểm tra những phản ứng dị ứng. Nếu sau vài giờ, vùng da được thử lá tắm không thấy dị ứng, nổi đỏ thì bạn có thể sử dụng cho con.
Ngoài ra, khi bạn không biết trẻ em bị rôm sảy phải làm sao, bạn bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi trị cho trẻ sơ sinh rôm sảy bằng phương pháp dân gian:
– Rửa sạch lá bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn trước khi giã và đun sôi.
– Sử dụng sản phẩm tắm dành riêng cho bé bị rôm sảy để làm sạch nhờn trước khi dùng lá tắm.
– Tắm sạch lại người cho con sau khi tắm với lá để tránh bột lá còn trên da gây nhiễm khuẩn.
– Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm của con vì sẽ làm kích ứng da bé hơn.
– Không tắm nước lá cho trẻ khi con có dấu hiệu da bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng vì sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
Điều trị bằng các phương pháp khác
Ngoài những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian, bạn cũng có thể áp dụng những cách trị nổi sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, kháng khuẩn, giảm viêm.
Làm mát da cho bé
Khi trẻ bị rôm sảy, bạn hãy tắm bằng nước ấm cho bé mỗi ngày để làm mát da bé, sử dụng máy lọc không khí hoặc quạt khi trời nóng oi bức hoặc bỏ đá vào túi chườm để chườm mát da bé.
Thoa kem trị rôm sảy
Bạn hãy thoa kem cho bé theo chỉ định từ bác sĩ để làm dịu ngứa cũng như giảm bớt tình trạng rôm sảy của bé.
Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho da bé
Bạn hãy chọn bộ sản phẩm tắm gội dành riêng cho da nhạy cảm của bé để bệnh rôm sảy không trở nên trầm trọng hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 10 sữa tắm cho trẻ sơ sinh được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
Chọn kỹ lưỡng nước xả vải và nước giặt quần áo cho bé
Bạn hãy chọn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng, trong đó có nước giặt quần áo của bé với thành phần đúng chuẩn gốc thực vật an toàn và lành tính cho da bé. Những sản phẩm này chủ yếu có chứa những chiết xuất từ tự nhiên như cây, cỏ, hoa, lá, trái cây… và không có hóa chất tẩy độc hại. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, và được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn khi sử dụng.
Nếu sau thời gian trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà mà không khỏi hoặc nếu bé bị sốt, bạn cần nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chữa trị đúng cách.
Cách phòng ngừa rôm sảy cho bé
Để tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh tiếp tục tái diễn, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
– Giữ da bé luôn sạch sẽ, khô ráo
– Chỗ ngủ luôn mát mẻ và thông thoáng
– Giữ ẩm và làm mát da bé thường xuyên
– Mặc cho bé quần áo và tã thoáng mát, có thể hút ẩm
– Tránh mặc quần áo quá nhiều hay quấn bé quá nhiều lớp chăn
– Dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí
– Không cho bé đi dưới nắng, nhất là thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
– Không nên thoa quá nhiều kem hoặc phấn rôm trên da bé sẽ dễ làm bít tắc các lỗ chân lông
– Sử dụng bộ sản phẩm tắm, bột giặt cũng như nước xả vải dành riêng cho da bé được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn để da bé tránh kích ứng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Làm sao để bớt nóng bức khi nhà bạn không dùng máy điều hòa?
Con yêu luôn là điều quý giá nhất đối với các bậc cha mẹ, nên chỉ cần một vết xước trên da con cũng đủ để khiến bạn cảm thấy lo lắng. Trong thời tiết nắng gắt như ở Việt Nam, bạn hãy luôn tìm cách làm mát da của con để hạn chế tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi khiến bé bị rôm sảy nhiều nhất có thể. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé sơ sinh bị rôm sẩy phải làm sao
[embed-health-tool-bmi]