backup og meta

Cách sơ cứu đột quỵ đúng cách: khi tính mạng người bệnh tính bằng giây

Cách sơ cứu đột quỵ đúng cách: khi tính mạng người bệnh tính bằng giây

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra quá trình lưu thông máu bị gián đoạn, khiến một vùng não bị ảnh hưởng. Nó có thể là do cục máu đông trong mạch cản trở máu đi qua mô não. Nếu sơ cứu đột quỵ được thực hiện kịp thời và bệnh nhân được điều trị đúng cách tại bệnh viện, thuốc có thể làm tan cục máu đông, giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Khi sơ cứu người bị đột quỵ, thời gian là vàng bạc. Nếu chính bạn hay ai đó bị đột quỵ, hãy làm theo các bước sau:

  • Gọi ngay cứu thương 115. Nếu bạn đang có các triệu chứng đột quỵ, hãy nhờ người khác gọi cho bạn. Giữ bình tĩnh nhất có thể trong khi chờ đợi sự trợ giúp khẩn cấp.
  • Nếu bạn đang chăm sóc người bị đột quỵ, hãy đảm bảo rằng họ đang ở một vị trí an toàn, thoải mái. Tốt hơn để họ nằm nghiêng sang một bên với đầu hơi nâng lên phòng trường hợp họ nôn ói.
  • Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở không. Nếu không, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo. Nếu họ cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo giúp họ, chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ.
  • Trấn an người bệnh và nói chuyện một cách bình tĩnh.
  • Đắp chăn để giữ ấm cho họ.
  • Đừng cho người bệnh ăn hoặc uống gì.
  • Nếu 1 tay, chân của họ trở nên yếu ớt, hãy tránh di chuyển cơ thể họ.
  • Quan sát kỹ xem người đó có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng bệnh hay không và cho nhân viên cấp cứu biết về các triệu chứng đó.

Nhận biết dấu hiệu để sơ cứu đột quỵ

sơ cứu đột quỵ

Trước khi sơ cứu người bị đột quỵ, hãy sử dụng nguyên tắc F.A.S.T để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo xem họ có bị đột quỵ hay không:

  • Face (khuôn mặt). Khuôn mặt người bệnh có thay đổi không? Họ có bị méo miệng khi cười không?
  • Arm (tay). Khi họ cố gắng nâng cả 2 tay, một cánh tay có hạ thấp và yếu hơn không?
  • Speech (phát biểu). Người đó có thể lặp lại một câu đơn giản không? Giọng nói có bị lắp bắp hoặc khó hiểu không?
  • Time (thời gian). Nếu bạn quan sát thấy bất kì dấu hiệu trên, gọi ngay số cấp cứu 115.

Các triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

  • Một bên mặt hoặc cơ thể bị yếu hoặc không cử động được
  • Mắt bị mờ hoặc không nhìn thấy
  • Nói khó khăn, phản ứng nghe hiểu chậm
  • Đau đầu đột ngột và dữ dội
  • Chóng mặt, mất thăng bằng

Ngay cả khi các triệu chứng chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ, người đó vẫn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Đó có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), cảnh báo về một cơn đột quỵ lớn sắp phát triển.

Nguyên nhân gây đột quỵ

sơ cứu đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não bị gián đoạn hoặc khi có chảy máu trong não. Người bệnh cần được sơ cứu đột quỵ thường là do 1 trong 2 nguyên nhân sau:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Cơn đột quỵ này xuất hiện khi các động mạch truyền máu đến não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông. Mảng bám tích tụ trong động mạch cũng góp phần gây ra đột quỵ. Nếu cục máu đông hình thành trong động mạch não, nó được gọi là đột quỵ huyết khối. Nếu cục máu được hình thành ở một nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến não, nó gọi là đột quỵ do tắc mạch.

Đột quỵ do xuất huyết não

Tình trạng này diễn ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu. Dòng máu này sẽ gây tổn hại cho các tế bào não và làm giảm lượng máu được đưa đến não.

Ai có nguy cơ bị đột quỵ?

Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ cần được sơ cứu đột quỵ ở người bệnh:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Tiền sử đột quỵ
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Hút thuốc

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

sơ cứu đột quỵ

Đột quỵ não thường để lại những di chứng nặng nề. Bệnh được xếp vào loại tổn thương đa khiếm khuyết, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, tâm lý, nhận thức, ngôn ngữ… của người bệnh. Những ảnh hưởng này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương, bệnh nhân có được sơ cứu đột quỵ đúng cách và đưa đến cơ sở y tế kịp thời hay không.

Phục hồi chức năng là cách giúp bệnh nhân hòa nhập trở lại với xã hội. Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời, tập luyện sớm và đúng cách, khả năng tự đi lại với sự hỗ trợ của người khác hoặc với dụng cụ hỗ trợ sẽ cao hơn. Mốc thời gian tiến triển rõ rệt nhất của người bệnh là 3 tháng sau tai biến, chậm dần đến tháng thứ 6 và gần như ổn định sau 1 năm. Vậy nên thời điểm và cách tập luyện nắm vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hồi phục.

Phương pháp điều trị có thể đa dạng tùy theo tổn thương và thể trạng của mỗi người. Nó có thể bao gồm kết hợp vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu…

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stroke: First aid

mayoclinic.org/first-aid/first-aid-stroke/basics/art-20056602

Ngày truy cập: 20/05/2021

Stroke

stjohn.org.nz/first-aid/first-aid-library/stroke/

Ngày truy cập: 20/05/2021

If Someone is Having a Stroke: 3 Things To Do and 3 Things Not To Do

pennmedicine.org/updates/blogs/neuroscience-blog/2019/april/if-someone-is-having-a-stroke-3-things-to-do-and-3-things-not-to-do

Ngày truy cập: 20/05/2021

Stroke Facts

cdc.gov/stroke/facts.htm

Ngày truy cập: 20/05/2021

Questions and Answers About Stroke

ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Hope-Through-Research/Stroke-Hope-Through-Research/Questions-Answers-Stroke

Ngày truy cập: 20/05/2021

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

soyt.langson.gov.vn/en/node/4659

Ngày truy cập: 20/05/2021

Phiên bản hiện tại

20/05/2021

Tác giả: Le Minh Phuong

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Cách xử lý khi bị ong đốt để tránh bị sưng và hết đau nhức

Nứt gót chân phải làm sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 20/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo