backup og meta

10 cách làm tan máu bầm tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

10 cách làm tan máu bầm tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

Vết bầm tím có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chấn thương do chơi thể thao hoặc va đập vào vật cứng là những nguyên nhân thường gặp. Sau đây là 10 cách làm tan máu bầm hiệu quả bạn có thể thử tại nhà.

Bên cạnh phương pháp tan máu bầm tự nhiên bằng việc nghỉ ngơi, 3 cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất được khuyến nghị gồm có: chườm lạnh, quấn băng và nâng vết thương lên cao.

10 cách làm tan máu bầm

Bí quyết để tan máu bầm nhanh chóng chính là đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Ngay sau đây là 10 cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất mà bạn có thể thử tại nhà:

  • Chườm đá
  • Chườm nóng
  • Quấn băng ép
  • Nâng vùng bị thương lên cao
  • Dùng thảo dược kim sa
  • Dùng thảo dược liên mộc
  • Dùng thuốc bôi chứa vitamin K và vitamin C
  • Dùng gel lô hội
  • Ăn quả thơm.

1. Cách làm tan máu bầm bằng đá lạnh

Một trong những cách nhanh nhất để xử lý máu bầm chính là chườm lạnh. Chườm đá lạnh ngay sau chấn thương giúp giảm lưu lượng máu lan ra các mô xung quanh khu vực. Nhờ đó, vết thương sẽ được giảm sưng và bầm tím.

Cách làm tan vết bầm tím: Nếu bị thương, bạn hãy nhanh chóng đựng đá hoặc nước đá lạnh bên trong túi nhựa, chai nhựa, hoặc khăn bông. Sau đó, bạn chườm lạnh lên vết bầm trong khoảng 10 phút/ lần, lặp lại từ 4-8 lần mỗi ngày để thúc đẩy vết thương mau lành. 

Lưu ý: Bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vết thương và chườm liên tục trên bề mặt da trong thời gian dài. Việc này có thể khiến bạn bị bỏng lạnh.

2. Cách làm tan máu bầm bằng chườm nóng

Bên cạnh cách làm tan vết bầm tím bằng đá lạnh, chườm nóng cũng là phương pháp hữu hiệu để làm tan máu bầm. Nhiệt độ cao giúp tăng khả năng lưu thông máu, giúp làm tan các tụ máu mắc kẹt dưới da. Ngoài ra, chườm nóng cũng giúp bạn thư giãn các cơ đang căng cứng và giảm đau.

Cách làm tan vết bầm tím: Những cách bạn có thể thử khi chườm nóng gồm có: dùng túi chườm, lăn trứng gà, lăn chai nước nóng, dụng miếng đệm sưởi ấm, hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.

Lưu ý: Bạn chỉ nên chườm nóng sau khi bị thương 24h vì nếu chườm nóng ngay khi bị thương sẽ làm vết thương sưng thêm.

3. Làm tan máu bầm tại nhà bằng cách quấn băng ép

Nếu bạn không có sẵn dụng cụ để chườm nhiệt, kỹ thuật quấn băng ép có thể là cách làm tan máu bầm ở chân, mắt cá, cổ tay hiệu quả. Việc quấn băng xung quanh vùng da bị bầm tím có thể giúp làm tan máu bầm, giảm đau và giảm viêm.

Cách làm tan vết bầm tím: Bạn hãy quấn vùng bị bầm tím bằng băng thun. Điều này sẽ thắt chặt các mô xung quanh vết thương và ngăn không cho các mạch máu bị rò rỉ.

4. Làm tan máu bầm tại nhà: Nâng vùng bị thương lên cao

cách làm tan tụ máu dưới da

Đây là cách làm tan máu bầm đơn giản và hiệu quả mà không cần dụng cụ nào khác. Việc nâng vùng bị thương cao hơn tim sẽ giúp giảm áp suất và lực nén lên trên vết máu tụ. Ngoài ra, việc này cùng giúp lưu thông từ vết máu tụ hiệu quả hơn, từ đó giúp giảm sưng và đau nhức.

Cách làm tan vết bầm tím: Nâng phần bị thương của cơ thể cao hơn so với tim của bạn. Nếu bạn bị bầm ở chân, bạn có thể nằm xuống và kê chân cao hơn khi ngủ.

5. Dùng thảo dược kim sa làm tan máu bầm

cách trị máu bầm

Kim sa (hoa cúc núi) là một loại thảo dược giúp làm tan máu bầm đã được kiểm chứng. Ngoài ra, kim sa còn là liệu pháp vi lượng đồng căn phổ biến khi điều trị mụn trứng cá, bong gân, đau cơ.

Cách làm tan vết bầm tím với kim sa: Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc gel có chứa kim sa để bôi lên vết bầm tím.

Lưu ý dành cho bạn: Bạn không nên dùng thuốc mỡ có chứa kim sa để làm tan máu bầm ở mắt vì kem có thể gây bỏng ở khu vực da này.

6. Dùng thảo dược liên mộc làm tan máu bầm

Liên mộc (hoa chuông, hoặc hoa sẹ) đã được chứng minh về tác dụng giảm đau, viêm, sưng cơ, tan máu bầm, bong gân, nhiễm trùng và căng cơ sau chấn thương do tai nạn thể thao.

Cách làm tan vết bầm tím bằng liên mộc: Bạn có thể thoa kem chứa liên mộc để làm tan máu bầm. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá liên mộc với phương pháp quấn băng ép đã nêu. Cách làm như sau:

  • Bạn ngâm lá liên mộc trong nước sôi trong khoảng 10 phút. 
  • Lau khô lá để hạ bớt nhiệt độ, tránh để bị bỏng.
  • Áp lá liên mộc vào khu vực bị bầm và dùng băng thun quấn quanh.

7. Dùng thuốc tan máu bầm có chứa vitamin K

cách trị vết bầm tím nhanh nhất

Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra công dụng hỗ trợ làm tan máu bầm của vitamin K. Ngoài ra, một số báo cáo cho thấy khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bằng cách tăng tốc độ hình thành sợi collagen và co vết thương.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy khả năng tan máu bầm vượt trội của vitamin K. Vì thế, thay vì chỉ dùng vitamin K như một cách làm tan máu bầm, bạn có thể lựa chọn những loại thuốc tan vết bầm tím có chứa vitamin K để tăng tính hiệu quả của phương pháp này.

8. Dùng thuốc tan máu bầm chứa vitamin C

Vitamin C có đặc tính chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Thế nên, những loại thuốc mỡ, kem hoặc gel có chứa vitamin C là một trong những cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất.

Bên cạnh việc bôi thuốc tan máu bầm chứa vitamin C, bạn có thể bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để giảm viêm và sưng một cách tự nhiên.

9. Cách làm tan máu bầm tại nhà: Dùng lô hội

trị bầm tím

Nếu như bạn đang tìm cách để giảm sưng và viêm ở vết bầm tím, gel lô hội (gel nha đam) có thể là phương pháp hiệu quả.

10. Cách làm tan máu bầm tại nhà: Tăng cường ăn quả thơm

Một cách làm tan máu bầm tự nhiên bạn có thể thực hiện tại nhà là bổ sung quả thơm (quả dứa) vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Đó là vì dứa chứa hỗn hợp enzyme Bromelain có chức năng giảm bầm tím và chống viêm.

Vì sao bạn bị bầm tím?

Máu bầm (vết bầm tím) là những tụ máu dưới da có màu đỏ, tím, xanh, nâu hoặc vàng.

Vết bầm tím thường hình thành khi các mao mạch gần bề mặt da bị vỡ do chấn thương – thường là ở cánh tay hoặc chân. Lúc này, máu rỉ ra khỏi mạch, tích tụ dưới da và xuất hiện như một vết sẫm màu. Vết bầm tím sẽ biến mất khi cơ thể tái hấp thu tụ máu này.

Vết bầm tím kéo dài bao lâu? Khi nào nên đi khám?

cách xử lý khi bị tụ máu bầm

Vết bầm tím, máu bầm thường tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Nếu bạn áp dụng những cách làm tan vết bầm tím bên trên, thời gian này sẽ được rút ngắn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, vết máu bầm có thể báo hiệu một vấn đề y tế nghiêm trọng liên quan đến đông máu, hoặc bệnh về máu. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu thường xuyên bị bầm tím không rõ nguyên nhân, hoặc bạn gặp những tình trạng sau đây:

  • Vết bầm kéo dài hơn 2 tuần.
  • Vết bầm lớn, và tái phát ở cùng một vị trí.
  • Vết bầm sưng đau, và cơn đau kéo dài.
  • Xuất hiện khối u lớn ở vùng tụ máu.
  • Gặp vấn đề về thị lực (đối với vết máu bầm ở mắt).
  • Chảy máu bất thường, chẳng hạn như: chảy máu cam, tiểu ra máu, hoặc đi ngoài ra máu.

Ăn gì để mau tan vết bầm tím?

ăn gì để tan máu bầm

Bên cạnh những cách làm tan vết bầm tím nhanh chóng tại nhà, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm này để thúc đẩy quá trình tan máu bầm và ngăn ngừa hình thành bầm tím:

  • Thực phẩm giàu kẽm giúp cơ thể chữa lành và tăng cường các mô cơ thể được tìm thấy ở cua, tôm hùm, hạt bí ngô, các loại đậu và rau chân vịt.
  • Protein nạc giúp nuôi dưỡng các mạch máu. Bạn hãy tập trung vào các loại protein ít chất béo bão hòa và cholesterol như: cá, thịt gia cầm, đậu phụ và thịt nạc.
  • Thực phẩm có vitamin K giúp ngăn ngừa vết bầm tím. Nguồn vitamin K tuyệt vời có trong các loại thực phẩm như: cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu nành, quả việt quất và dâu tây.
  • Thực phẩm chứa quercetin tự nhiên sẽ giúp tăng lưu thông máu và giảm viêm. Gợi ý cho bạn thực phẩm giàu quercetin: táo đỏ, cam, quýt, hành tím, rau lá có màu xanh đậm và quả mọng sẫm màu.

Hy vọng những cách làm tan máu bầm kể trên hữu ích cho quá trình sơ cứu vết bầm tím và giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Nếu bạn có những thắc mắc liên quan, hãy cho Hello Bacsi biết trong phần bình luận nhé! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bruises (Ecchymosis): Symptoms, Causes, Treatment & Prevention
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15235-bruises
Ngày truy cập: 18/02/2023
Bruise: First aid – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-bruise/basics/art-20056663
Ngày truy cập: 18/02/2023
Soft-Tissue Injuries | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/softtissue-injuries
Ngày truy cập: 18/02/2023
Bumps, knocks and bruises – causes, treatments and complications | healthdirect
https://www.healthdirect.gov.au/bumps-knocks-and-bruises
Ngày truy cập: 18/02/2023
Easy bruising: Why does it happen? – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/easy-bruising/art-20045762
Ngày truy cập: 18/02/2023
Arnica for bruising and swelling | American Journal of Health-System Pharmacy | Oxford Academic
https://academic.oup.com/ajhp/article-abstract/64/23/2434/5135020?redirectedFrom=full text
Ngày truy cập: 18/02/2023
Bruises (for Teens) – Nemours KidsHealth
https://kidshealth.org/en/teens/bruises.html
Ngày truy cập: 18/02/2023
Homeopathic arnica for prevention of pain and bruising: randomized placebo-controlled trial in hand surgery – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC539394/
Ngày truy cập: 18/02/2023
How to Get Rid of Bruises – University Urgent Care
https://universityurgent.care/how-to-get-rid-of-bruises/
Ngày truy cập: 18/02/2023
(PDF) Comfrey: A Clinical Overview
https://www.researchgate.net/publication/221855881_Comfrey_A_Clinical_Overview
Ngày truy cập: 18/02/2023
Wound healing effects of topical Vitamin K: A randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31142943/
Ngày truy cập: 18/02/2023
(PDF) Potential role of bromelain in clinical and therapeutic applications (Review)
https://www.researchgate.net/publication/305414285_Potential_role_of_bromelain_in_clinical_and_therapeutic_applications_Review
Ngày truy cập: 18/02/2023

Phiên bản hiện tại

05/09/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không?

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Những nguy hiểm mà bạn chưa biết!


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 05/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo