Nếu vô tình bị trầy xước, chảy máu, trước tiên bạn có thể sơ cứu bằng cách vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng. Các chất sát trùng như cồn và oxy già được dùng khá phổ biến vì có khả năng diệt khuẩn. Thế nhưng, liệu chỉ khử trùng có đủ không? Bạn có thể thực hiện thêm các bước chăm sóc gì để vết thương nhanh lành hơn?
Hãy tiếp tục đọc bài viết để tìm hiểu cách điều trị vết thương sao cho nhanh hồi phục nhất nhé.
Rửa vết thương bằng cồn có đủ không?
Bạn có thể nghĩ việc vệ sinh vết cắt, vết bỏng hoặc vết trầy xước bằng cồn là hợp lý. Tuy nhiên, sử dụng cồn quá mức lại có thể gây hại.
Cồn chứa khoảng 70% ethanol hoặc isopropanol. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) [3], cồn được dùng để vệ sinh và khử trùng các bề mặt cứng vì có khả năng phá vỡ protein của vi khuẩn, virus và nấm.
Tuy nhiên, cồn không thích hợp cho việc vệ sinh vết thương [4]. Việc bôi cồn lên vết thương hoặc vết cắt có thể gây kích ứng các mô mỏng manh quanh vết thương, từ đó làm chậm quá trình lành vết thương. Hơn nữa, việc rửa cồn lên vết thương hở còn gây ra những cơn đau không cần thiết, trong khi nếu bạn dùng xà phòng và nước ấm thì vẫn có tác dụng làm sạch hiệu quả mà không gây cảm giác bỏng rát.
Chăm sóc vết thương tại nhà đúng cách
Hầu hết các vết cắt, vết trầy xước và vết bỏng nhẹ đều có thể điều trị tại nhà và có thể lành sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được trợ giúp y tế nếu bị thương nặng. Đối với những vết thương ngoài da, bạn có thể xử lý tại nhà theo một số cách sau:
Cách điều trị vết cắt và vết trầy xước nhẹ
Để ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn2,5, khi chăm sóc, vệ sinh vết thương, đầu tiên, bạn hãy rửa tay kỹ trước khi tiến hành xử lý vết thương. Nếu vết thương chảy máu, bạn hãy ấn nhẹ vào vết thương bằng băng gạc sạch hoặc vải và nâng vùng bị thương lên cao cho đến khi máu ngừng chảy.
Khi đã cầm máu, bạn hãy nhẹ nhàng rửa vết thương dưới vòi nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể dùng khăn mềm và xà phòng nhẹ lau quanh vết thương. Tránh rửa xà phòng trực tiếp vào vết thương vì điều này có thể gây đau và kích ứng. Nếu cần, bạn có thể sử dụng nhíp đã khử trùng bằng cồn để loại bỏ dị vật khỏi vết thương. Đối với vết thương bám quá nhiều chất bẩn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sau khi vệ sinh vết thương, hãy lau khô bằng khăn sạch. Bạn có thể cân nhắc thoa gel hydrogel để giữ ẩm cho vết thương và giúp quá trình lành thương diễn ra thuận lợi, hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Ưu điểm của các loại hydrogel là có thể cân bằng độ ẩm cần thiết để vết thương nhanh lành. Ngoài ra, lớp gel mỏng thoa lên vết thương cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, làm mát, làm dịu vết thương. Ngoài ra, bạn cũng cần băng vết thương bằng băng y tế hoặc gạc để bảo vệ vết thương.
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Hãy thay băng gạc ít nhất một lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt hoặc bẩn để băng luôn sạch sẽ. Bạn có thể ngừng dùng băng gạc sau vài ngày khi vết thương đã lành.
Bỏng độ 1
Khi bị bỏng nhẹ, trước tiên bạn nên xả nước mát lên vùng bị bỏng ngay lập tức [2]. Bạn cũng có thể chườm bằng khăn lạnh và ướt trong khoảng 10 đến 20 phút hoặc đến khi bớt đau. Nếu không có nước, bạn có thể sử dụng mọi loại chất lỏng lạnh và không gây hại cho cơ thể như sữa [5].
Khi đã bớt cảm giác nóng rát, bạn hãy lau khô vùng bị bỏng bằng cách dùng vải sạch chậm nhẹ nhàng. Các sản phẩm hydrocolloid dạng hydrogel có tính năng giữ ẩm, làm dịu, giảm đau rát tức thì phù hợp với các vết bỏng nhẹ cho sinh hoạt,nấu ăn hay bỏng bô xe máy.
Bảo vệ vùng da bị bỏng bằng cách dán băng gạc sạch, không dính hoặc vải sạch. Nếu vết bỏng bị phồng rộp, bạn cần tránh làm vỡ vết phồng mà hãy dán băng gạc và để vết phồng lành tự nhiên.
Sau khi vết bỏng đã lành hoàn toàn, bạn cần chú ý che chắn bằng cách mặc quần áo có thể che kín vùng da bị thương hoặc sử dụng kem chống nắng không thấm nước có SPF từ 30 trở lên. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo [2] vì vết đỏ do bỏng có thể kéo dài vài tuần, đặc biệt ở những người có tông màu da sẫm.
Khi nào nên đi khám?
Bạn nên đi khám nếu gặp bất kỳ tình trạng nào sau đây:
- Có nguy cơ nhiễm trùng cao hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, đau, sưng hoặc có mủ trong hoặc xung quanh vết thương.
- Cảm thấy không khỏe. Bạn có thể thấy vùng bị thương bị cứng hoặc tê hay cử động khó khăn. Đối với những vết thương sâu hơn thì có thể có tổn thương gân hoặc dây thần kinh.
Điều trị đúng cách sẽ giúp vết thương hồi phục hiệu quả. Thế nhưng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đã chăm sóc vết thương đúng cách mà không thấy có cải thiện.
Sau khi vết thương đã lành hoàn toàn và đã bong vảy, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị làm mờ sẹo như gel silicone có chứa CPX Silicone (cyclopentasiloxane) và Vitamin C Ester để làm sáng, làm mềm và làm phẳng sẹo [6-8].
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không nhằm mục đích tư vấn y tế cụ thể. Nếu bạn lo lắng về tình trạng vết thương và sẹo, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
[embed-health-tool-bmi]