Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

4 bước sơ cứu vết bỏng bởi axit và hóa chất khác

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/08/2022

4 bước sơ cứu vết bỏng bởi axit và hóa chất khác
Quảng cáo

Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị vết bỏng bởi axit thì phải làm sao? Hello Bacsi sẽ mách bạn cách sơ cứu khi bị bỏng axit ngay sau đây!

Ngày nay, nhiều vụ việc về tấn công bằng axit đang gây ra nỗi sợ hãi đối với mọi người. Tuy nhiên, không chỉ axit mà các hóa chất trong nhà bạn như chất tẩy rửa cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cho chính bạn và người thân.

Bỏng hóa chất đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức vì hóa chất không chỉ gây hại cho lớp da bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến phần thịt bên trong cơ thể bạn. Bỏng axit nên làm gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cách sơ cứu khi bị bỏng axit và hóa chất bằng các bước sau đây nhé!

Bước 1: Sơ cứu bỏng axit: Tự bảo vệ mình khỏi vết bỏng bởi axit và các hóa chất khác

Trước khi cấp cứu cho người khác, bạn phải chủ động bảo vệ mình để tránh hóa chất lây lan và làm bỏng chính bạn bằng cách mang găng tay, kính bảo hộ hoặc tạp dề nếu có. Đồng thời tránh để hở vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất.

>>> Đọc thêm: Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt

Bước 2: Cách sơ cứu khi bị bỏng axit: Rửa sạch và làm dịu vùng bị bỏng

vết bỏng bởi axit

  • Khi bị axit dính vào da thì nên làm gì? Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút cho đến khi có người đến giúp đỡ. Bạn nên chú ý không xịt trực tiếp bằng vòi nước mạnh, vì sẽ làm vết thương nặng hơn.
  • Không để nước lan đến các phần khác của cơ thể.
  • Trước khi rửa nước, bạn hãy cởi bỏ mọi trang sức kim loại trừ khi nó dính quá chặt vào cơ thể.
  • Sau khi làm dịu vết bỏng axit, bạn hãy đọc và làm theo hướng dẫn sơ cứu trên bao bì của hóa chất đó nếu có.
  • Không bôi thuốc mỡ, thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào bạn cho là sẽ trung hòa được vết bỏng nhằm tránh nguy cơ gây thêm phản ứng hóa học có hại cho bạn.

Bạn nên lưu ý một số ít chất độc hóa học không nên rửa bằng nước ngay lập tức như vôi, phenol và các kim loại nguyên tố khô (ví dụ như natri, kali, oxit canxi, magiê, phốt pho) vì sẽ làm tình trạng nặng hơn.

Bạn nên dùng bàn chải để lấy vôi khô ra khỏi da trước khi làm dịu bằng nước. Các nguyên tố kim loại cũng phản ứng tạo ra các chất độc hại khi tiếp xúc với nước, ví dụ như natri, kali, magiê, phốt pho, lithium, cesium và titan tetraclorua.

>>> Bạn có thể quan tâm bài viết: 8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

Bước 3: Sơ cứu bỏng do axit: Che khu vực bị bỏng lại

vết bỏng bởi axit

Bạn có thể dùng một miếng gạc vô trùng quấn quanh khu vực bị bỏng. Nếu không có gạc, bạn hãy dùng một miếng vải khô và sạch để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương.

Bước 4: Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất nếu bỏng nặng

Bạn nên lưu ý, đây chỉ là các bước sơ cứu cần thực hiện ngay lập tức. Bạn hãy nhanh chóng liên lạc với số điện thoại cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Vì vết bỏng axit có thể khiến tình trạng bỏng ngày càng trầm trọng nên cần được xử lý đúng cách và kịp thời để ngăn ngừa các rủi ro về sau cho da!

>> Đọc thêm: Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo

Hy vọng bài đọc của Hello Bacsi đã giúp bạn có cách sơ cứu vết bỏng bởi axit, để từ đó có cách xử lý kịp thời và ngăn chăn những rủi ro về sau như nhiễm trùng hay sẹo mất thẩm mỹ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/08/2022

Quảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo