backup og meta

Giúp bạn vượt qua thời tiết oi bức với các mẹo đơn giản

Giúp bạn vượt qua thời tiết oi bức với các mẹo đơn giản

Thời tiết oi bức đã trở thành một chủ đề thường xuyên được nhắc đến trong những ngày gần đây. Với mức nhiệt ở ngoài trời là 37–38°C thì thời tiết đã thực sự ảnh hưởng đến đời sống, công việc cũng như sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với trẻ em và người già.

Hầu hết chúng ta đều có thể vượt qua được những quãng thời gian mà thời tiết oi bức trong năm, nhưng khi nhiệt độ ngoài trời trở nên quá oi bức, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải những rủi ro về sức khỏe. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn và những người xung quanh đã có những biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên.

Thời tiết oi bức gây hại cho sức khỏe của bạn

Những rủi ro chính là:

  • Mất nước (không đủ nước cung cấp cho cơ thể);
  • Sốc nhiệt, tình trạng có thể chuyển biến tiêu cực hơn với những người có vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp;
  • Mệt lả và say nắng.

Ai là người dễ bị ảnh hưởng nhất?

Thời tiết oi bức có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng những người dễ bị tổn thương nhất là:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 75 tuổi;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Những người mắc các vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp;
  • Những người bị bệnh Parkinson hoặc người đã từng bị đột quỵ;
  • Những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần;
  • Người sử dụng các loại thuốc nhất định có tác dụng chống ra mồ hôi và kiểm soát nhiệt độ;
  • Những người lạm dụng rượu hoặc ma túy;
  • Những người hoạt động thể chất, ví dụ như lao động hoặc chơi thể thao.

Làm thế nào để phòng tránh rủi ro khi thời tiết oi bức?

Nhiệt độ thời tiết liên tục tăng, kéo dài là tình huống khẩn cấp mà mọi người cần cảnh giác.

Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng ngoài trời. Bên cạnh đó, có những nhóm người bao gồm người cao tuổi, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính rất dễ bị tác động bởi sự thay đổi của thời tiết.

Hãy dìu người bệnh vào nơi mát mẻ để nghỉ ngơi và cho họ uống thật nhiều nước để hồi sức nếu như các triệu chứng sau xuất hiện:

  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Thần thái bơ phờ;
  • Khát nước thường xuyên;
  • Mệt mỏi;
  • Chóng mặt;
  • Chuột rút nặng hoặc kéo dài.

Mẹo để đối phó trong thời tiết nóng

  • Đóng cửa sổ và kéo rèm cửa khi trời trở nên oi bức. Bạn có thể mở cửa sổ để thông gió khi bên ngoài mát mẻ hơn;
  • Tránh nhiệt: tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 15 giờ (giai đoạn trời nóng nhất trong ngày) nếu bạn dễ bị sốc nhiệt;
  • Tận dụng bóng râm hoặc vật liệu phản quang để giúp bên trong nhà mát mẻ hơn. Ngoài ra, sử dụng màn cửa màu xanh nhạt cũng giúp căn phòng dịu đi trước ánh nắng chói chang. Rèm có chất liệu kim loại và màn cửa tối màu sẽ làm cho căn phòng nóng nực hơn.
  • Tắm rửa bằng nước lạnh và rửa mặt thường xuyên;
  • Thường xuyên uống nước, chẳng hạn như nước lạnh và nước trái cây pha loãng. Tránh uống nhiều rượu, thức uống chứa caffeine (trà, cà phê…) hoặc thức uống nhiều đường;
  • Theo dõi các thông báo trên đài phát thanh, truyền hình để nắm bắt được tình hình nắng nóng trong khu vực;
  • Lên kế hoạch trước để đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn năng lượng cung cấp, chẳng hạn như thực phẩm, nước và bất kỳ loại thuốc nào bạn cần;
  • Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu với chất liệu thấm hút mồ hôi. Khi đi ra ngoài, hãy nhớ đội mũ và đeo kính mát để tránh nắng;
  • Quan sát và để mắt đến bạn bè, người thân và hàng xóm để có thể giúp đỡ họ kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

Thời tiết nóng bức không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đổ mồ hôi nhiều mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Với những mẹo đối phó với cái nóng mùa hè, Hello Bacsi hy vọng bạn sẽ trải qua một mùa hè dễ chịu và thoải mái hơn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Heatwave: how to cope in hot weather http://www.nhs.uk/Livewell/Summerhealth/Pages/Heatwave.aspx Ngày truy cập: 25/6/2017

Looking after yoursefl and others during hot weather – the latest advice http://www.nhs.uk/livewell/summerhealth/documents/looking%20after%20yourself%20and%20others%20during%20hot%20weather2010.pdf Ngày truy cập: 25/6/2017

Take care of yoursefl during the hot weather https://www.kch.nhs.uk/news/public/news/view/20737 Ngày truy cập: 25/6/2017

Phiên bản hiện tại

27/08/2020

Tác giả: Kim Ngân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Cách xử lý khi bị ong đốt để tránh bị sưng và hết đau nhức


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 27/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo