backup og meta

Tự ái là gì? Làm sao để khắc phục và đối phó với người có lòng tự ái cao

Tự ái là gì? Làm sao để khắc phục và đối phó với người có lòng tự ái cao

Theo Hán Việt, tự có nghĩa là bản thân, ái có nghĩa là yêu. Nếu hiểu một cách gãy gọn và đơn giản, tự ái là yêu bản thân mình. Nhưng thực tế người ta lại dùng từ này để chỉ một hành động hoặc một nét tính cách tiêu cực. Lòng tự ái cao ảnh hưởng đến không chỉ sự nghiệp hay cuộc sống cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng tới cả những người xung quanh. Đôi khi đây còn là biểu hiện của một chứng rối loạn tâm thần.tự

Hiểu về tự ái giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn hơn về bản thân cũng như tìm được cách sống lành mạnh với các mối quan hệ xung quanh.

Tự ái nghĩa là gì?

Tự ái trong tiếng Anh được gọi là Narcissism hoặc Self-respect, nhằm chỉ sự tự yêu bản thân và thường đi kèm với việc đánh giá cao bản thân mình quá mức đến nỗi cảm thấy bực tức, khó chịu khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt là khi bị coi thường, đánh giá thấp. Người hay tự ái (hay người có lòng tự ái cao) là người dễ dàng cáu gắt, bực bội, giận dỗi người khác vì cho rằng họ đang nghĩ sai cho mình hay đang làm những chuyện có lỗi với mình.

Tự ái là tốt hay xấu? Đây được coi là một hành vi thông thường, có thể gặp ở bất kỳ ai vào một thời điểm nào đó nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của một chứng bệnh tâm lý – chứng rối loạn nhân cách tự ái (narcissistic personality disorder). Chứng rối loạn này đặc trưng bởi suy nghĩ ảo tưởng về tầm quan trọng của bản thân, nhu cầu được khen ngợi quá mức, hành động không tiếp thu ý kiến/xem thường người khác và các đặc điểm khác tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, hình ảnh bản thân và cuộc sống hàng ngày của một người.

tự ái là gì

Sự khác biệt giữa tự trọng và tự ái là gì?

Thực tế, ranh giới giữa tự trọng và tự ái rất mong manh. Người hay tự ái thường dùng lòng tự trọng để bao biện cho cảm xúc và hành động tiêu cực của mình trong quan hệ với mọi người. Tuy nhiên chúng không giống nhau.

Lòng tự trọng là khả năng hoặc sự tự tin vào giá trị và phẩm chất của bản thân mình. Nó thể hiện trong việc bạn tin tưởng và tự chấp nhận mình mà không cần phụ thuộc vào sự đánh giá hay ý kiến của người khác.

Tự trọng và tự ái là hai khía cạnh quan trọng của tinh thần và có thể được phân biệt như sau:

Tự trọng:

  1. Tự tin và tích cực: Người có lòng tự trọng cao thường tự tin và có khả năng đối mặt với thách thức mà không tự ti về bản thân.
  2. Không phụ thuộc vào đánh giá từ người khác: Họ không phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến hay đánh giá từ người khác để nhận xét về giá trị bản thân.
  3. Tôn trọng bản thân: Tự trọng là việc tôn trọng và yêu quý bản thân, đồng thời cũng biết tôn trọng và yêu quý người khác.
  4. Xác định giá trị bản thân: Họ có khả năng xây dựng giá trị và phẩm chất tích cực của bản thân mà không tự đánh giá mình quá nhiều.

Tự ái:

  1. Tự tạo lên một hình ảnh tốt về bản thân: Người tự ái thường cố gắng tạo ra một hình ảnh tích cực về bản thân để che đi các khuyết điểm hoặc sự tự ti của họ.
  2. Phụ thuộc vào đánh giá từ người khác: Họ thường cảm thấy phụ thuộc vào ý kiến và đánh giá từ người khác..
  3. Lo sợ sự so sánh: Tự ái thường dẫn đến sự lo sợ so sánh với người khác và cố gắng tỏ ra bản thân phải ưu tú hơn..
  4. Thường dẫn đến sự đố kỵ và ghen tỵ: Tự ái thường dẫn đến sự so sánh và cảm giác đố kỵ khi thấy người khác xuất sắc hơn.

Biểu hiện của một người có tính tự ái trong công việc là gì?

Tự ái là một đặc điểm tâm lý phổ biến và có thể xuất hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả công việc. Để nhận biết một người có biểu hiện tính tự ái trong công việc, dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng nhất:

Thích làm tâm điểm của sự chú ý

Người có tính tự ái trong công việc thường muốn là trung tâm của sự quan tâm và thường tỏ ra yêu bản thân nhiều. Họ cảm thấy sự chú ý là một sự thừa nhận quan trọng và thường lo lắng khi cảm thấy nó bị chuyển hướng đến một chủ đề hoặc người khác. Họ cố gắng thể hiện mình mạnh mẽ và ảnh hưởng nhất có thể và mong muốn thu hút sự ủng hộ, sự tôn trọng tối đa từ mọi người xung quanh.

Thường để cảm xúc lấn át lý trí

Người có biểu hiện tính tự ái dễ bị chi phối bởi cảm xúc và luôn đặt bản thân ở hàng đầu. Trong môi trường làm việc, khi người khác muốn đóng góp ý kiến, chỉ trích hoặc phê bình, họ thường cảm thấy tự ti, dễ bực tức và thậm chí đưa ra những quyết định sai lầm gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thay vì coi đó là những góp ý xây dựng, họ thường hiểu nhầm rằng người khác đang hạ thấp họ.

Kỹ năng làm việc nhóm bị hạn chế

Tính tự ái thường đi kèm với sự bảo thủ và cố chấp. Những người tự ái thường không sẵn sàng lắng nghe ý kiến và lời khuyên từ người khác, và họ có thể trở nên không hài lòng nếu nhận được phê bình hoặc góp ý. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mất lòng của người khác và hiệu suất công việc kém hiệu quả.

Hơn nữa, những người có tính tự ái trong công việc họ thường không tham gia nhiều trong việc đóng góp ý kiến của họ và điều này dẫn tới công việc nhóm không hiệu quả. Sự cố chấp và không sẵn sàng hợp tác có thể khiến họ trở thành người khó làm việc cùng.

Không rút kinh nghiệm và không chịu tiếp thu

Những người có tính tự ái trong công việc họ thường có thái độ không chấp nhận lỗi sai của họ và không sẵn sàng tiếp thu ý kiến và góp ý từ người khác. Trong khi những người tích cực sẽ chấp nhận góp ý và phê bình một cách xây dựng, những người tự ái thường duy trì quan điểm cá nhân và không hòa nhập vào ý kiến chung của nhóm hoặc tổ chức.

Suy nghĩ tiêu cực khi bị phê bình trong công việc

Những người có tính tự ái trong công việc thường có cách suy nghĩ tiêu cực khi họ bị phê bình trong công việc. Họ cảm thấy như mình đang bị xem thường hoặc bất công, và thường dự đoán những ý kiến tiêu cực về bản thân. Họ thường dễ rơi vào tình trạng suy nghĩ liên tục và luôn cảm thấy bất an, thậm chí đau khổ. Điều này làm cho họ sống trong một trạng thái liên tục của lo lắng và phiền muộn, mà không tìm cách thoát ra khỏi vòng xoáy này.

Nguyên nhân dẫn đến sự tự ái trong công việc là gì?

Tính tự ái trong công việc có thể có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  1. Quá tự hào về thành tích: một nguyên nhân chính là tự ái có thể xuất phát từ việc có những thành tích hoặc kỹ năng xuất sắc của họ. Người này có thể đã thành công trong một lĩnh vực nào đó và cảm thấy mình nổi bật hơn người khác.
  2. Áp lực xã hội: xã hội thường đặt áp lực lên việc phải thành công, nổi bật và được thừa nhận. Người có tự ái có thể cảm thấy áp lực này và cố gắng thể hiện mình để đáp ứng mong muốn của xã hội.
  3. Trao quyền cho bản thân: Một số người có tự ái do họ cảm thấy có quyền tự quyết định và ảnh hưởng lên mọi thứ trong cuộc sống và công việc của họ. Họ không chấp nhận lời khuyên hoặc can thiệp từ người khác và muốn tỏ ra độc lập.
  4. Sự thiếu tự tin: tính tự ái trong công việc thường xuất phát từ sự thiếu tự tin bên trong. Người này có thể tự ti và cảm thấy không đủ tự tin để chấp nhận phê bình hoặc ý kiến khác nhau.
  5. Tính cách và giáo dục: một số người có tự ái do tính cách tự nhiên hoặc giáo dục gia đình. Ví dụ, một người lớn lên trong một môi trường cạnh tranh có thể phát triển tính tự ái để tồn tại trong môi trường đó.
  6. Sự so sánh với người khác: so sánh bản thân với người khác có thể dẫn đến sự tự ái. Người này có thể cảm thấy cần phải luôn vượt qua người khác để tỏ ra xuất sắc.

Cách khắc phục căn bệnh “tự ái” trong công việc

Cách khắc phục tính tự ái trong công việc có thể được thực hiện bằng một số biện pháp và thay đổi trong tư duy và hành vi của bản thân. Dưới đây là một số cách khắc phục tính tự ái trong công việc:

  1. Sẵn sàng tiếp thu các nhận xét và đóng góp của người khác: Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và lòng dũng cảm để chấp nhận sự phê bình và đóng góp của người khác mà không tự ti hay tự cảm thấy bất an. Hãy tạo một môi trường làm việc thoải mái để đón nhận ý kiến mới và sẵn sàng thay đổi tích cực.
  2. Lắng nghe các góp ý đúng để thay đổi: Cố gắng lắng nghe một cách chân thành những lời góp ý và phê bình xây dựng từ người khác. Hãy chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo và sự phê bình có thể giúp bạn cải thiện và phát triển.
  3. Tập chú ý hoàn thành các mục tiêu và chứng minh bản thân: Tự ái thường đi kèm với sự so sánh bản thân với người khác. Thay vì so sánh, hãy tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu của riêng bạn và chứng minh bản thân bằng những thành tựu.
  4. Phát triển tư duy tích cực: Hãy thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và công việc của mình bằng cách tập trung vào những khía cạnh tích cực và đánh giá bản thân dựa trên những thành công và hành động tích cực.

Chế ngự lòng tự ái: Hãy học cách kiểm soát và chế ngự lòng tự ái bằng cách không quá cứng nhắc, không tự ti, và không đòi hỏi quá nhiều từ bản thân. Thay vì tự ti, hãy tập trung vào việc học hỏi và phát triển.

Cách đối phó với người có lòng tự ái cao là gì?

tự ái là gì

Rất khó để thuyết phục hay thay đổi suy nghĩ của những người có lòng tự ái cao. Nên nếu có thể tránh những người này, bạn hãy làm vậy. Nhưng đôi khi bạn bắt buộc phải đối mặt với họ và bao dung với họ nhiều hơn vì sâu thẳm vấn đề này xuất phát từ sự tổn thương về mặt tâm lý trong tuổi thơ, sợ bị người khác chỉ trích, bị phán xét, bị chê bai…

Cách bạn đối phó với những người tự ái sẽ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và mối quan hệ. Nhưng về cơ bản, nguyên tắc để đối phó những người này chính là đặt ra và duy trì các ranh giới lành mạnh, không để họ ảnh hưởng tiêu cực lên mình đồng thời tránh làm tổn thương họ. 

Thực hiện bằng cách nào:

  • Thận trọng trong cách diễn đạt, cố gắng đưa ra góp ý một cách thận trọng và tích cực.
  • Chuẩn bị tinh thần để bình tĩnh và bao dung trước những cảm xúc hay hành vi tiêu cực từ người tự ái.
  • Khi cần, hãy lên tiếng mặc dù điều này có thể làm tổn thương những người tự ái. Hãy cho họ biết họ tác động đến bạn thế nào, điều gì là không thể chấp nhận được và giải pháp mà bạn đang mong đợi.
  • Nhớ rằng bạn không có lỗi, không cần phải coi thường bản thân hay hạ thấp tự trọng để tránh làm người khác tổn thương.
  • Đảm bảo có những người hỗ trợ nếu sức khỏe thể chất và tinh thần không ổn.

Tự ái có thể xuất hiện tại thời điểm nào đó trong cuộc đời một người. Duy trì nó ở mức lành mạnh thì nó không phải vấn đề lớn. Nếu bạn cần đối phó với người hay tự ái, hãy xử lý một cách khéo léo và xác định rõ ranh giới để bảo vệ bản thân.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. What is self-esteem?
https://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/self-esteem/about-self-esteem/. Ngày truy cập 09/01/2024

2. The Difference Between Narcissism and High Self-Esteem.
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/finding-a-new-home/202207/the-difference-between-narcissism-and-high-self-esteem. Ngày truy cập 09/01/2024

3. Narcissism and self-esteem: A nomological network analysis.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6070240/. Ngày truy cập 09/01/2024

4. Narcissistic personality disorder.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/symptoms-causes/syc-20366662. Ngày truy cập 09/01/2024

5. Narcissism and Quality of Life: The Mediating Role of Relationship Patterns.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32229790/. Ngày truy cập 09/01/2024

 

Phiên bản hiện tại

25/01/2024

Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Làm thế nào để từ bỏ thói đố kỵ để sống hạnh phúc hơn?

15 cách yêu thương bản thân giúp bạn trở nên tự tin và sống tích cực hơn


Tham vấn chuyên môn:

Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm

Tham vấn tâm lý · Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam


Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng · Ngày cập nhật: 25/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo