6. Hãy nhớ rằng bạn không có lỗi
Bạn phải nhớ rằng người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về những tổn hại mà họ đã gây ra cho bạn. Thay vào đó, họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác.
Có thể bạn sẽ bị khả năng ăn nói của họ thuyết phục. Bạn sẽ chấp nhận bản thân bị đổ lỗi để giữ hòa khí. Đừng để việc này tiếp diễn. Bạn biết sự thật ai mới là người có lỗi, bạn không thể xem thường bản thân để cứu vãn cái tôi của họ.
7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các mối quan hệ lành mạnh

Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ này không ổn, đừng ngần ngại xây dựng hoặc kết nối với các mối quan hệ lành mạnh.
Người ái kỷ không bao giờ cảm thấy đủ đối với quỹ thời gian mà bạn đã dành cho họ. Tuy vậy, bạn sẽ bị cạn kiệt cảm xúc nếu cứ dành hết thời gian cho một người luôn tìm cách hạ bệ bạn.
Hãy nuôi dưỡng các mối quan hệ khác, liên hệ với gia đình thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể tham gia các lớp kỹ năng xã hội để mở rộng các mối quan hệ. Điều gì đó cho phép bạn gặp nhiều người hơn.
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ biểu hiện ở sự đồng hành. Cả hai cùng lắng nghe, nỗ lực để hiểu nhau, đều chịu trách nhiệm, cùng thư giãn và được là chính mình. Dành quá nhiều thời gian với người ái kỷ sẽ khiến bạn quên mất một mối quan hệ lành mạnh là như thế nào.
8. Hành động ngay lập tức, không hứa hẹn
Muốn biết bệnh ái kỷ là gì, chúng ta hãy lưu ý những lời nói của người bệnh. Theo đó, người bị ái kỷ thường rất giỏi trong việc hứa hẹn. Họ liên tục hứa với bạn rằng sẽ làm những gì bạn muốn, rằng họ sẽ không bao giờ khiến bạn không vui. Nói chung, bệnh nhân thường hứa những điều để bạn cảm thấy họ sẽ tốt hơn. Họ có vẻ rất chân thành khi hứa hẹn với bạn. Tuy nhiên, đó mãi mãi chỉ là lời hứa.
Ngay khi người ái kỷ nhận được những gì họ muốn, động lực để hứa hẹn sẽ giảm đi đáng kể. Thực chất, bạn không thể mong đợi dạng bệnh nhân này sống có trách nhiệm hơn.
Tuyệt đối không trả đũa họ bằng cách trở thành một người giả dối, bạn sẽ càng khiến họ hứng thú hơn trong việc đùa giỡn với bạn. Hãy chắc chắn rằng những yêu cầu của bạn với họ là hợp lý. Mặt khác, bạn chỉ nên thực hiện các yêu cầu của họ khi họ đã hoàn thành yêu cầu của bạn.
9. Hiểu rằng một người ái kỷ cần sự giúp đỡ từ bác sĩ
Cũng như hầu hết chứng rối loạn nhân cách, bệnh nhân ái kỷ sẽ không hiểu rằng họ có vấn đề. Những nhận xét của bạn chỉ càng khiến họ nghĩ bạn không xứng đáng để họ tôn trọng. Do đó, họ cần sự tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần hơn bạn nghĩ.
Người ái kỷ thường cũng có các rối loạn khác như lạm dụng bia rượu, nghiện chất kích thích, rối loạn sức khỏe… Việc bạn cần làm là đề nghị họ gặp bác sĩ. Không dễ dàng để có thể thuyết phục họ nhưng bạn hãy cố gắng, đây là cách tốt nhất bạn có thể làm để cứu vãn cả hai.
Đồng thời, bạn cũng phải luôn nhớ rằng rối loạn nhân cách ái kỷ là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Bạn không việc gì phải chịu đựng hoặc phớt lờ các hành vi lạm dụng.
10. Ý thức được khi nào thì bạn cần được giúp đỡ

Thường xuyên ở bên cạnh một người có tính cách ái kỷ có thể gây tổn hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn.
Đặc biệt, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường như lo âu, buồn bực kéo dài hoặc các cảm giác tệ hại mà bạn không lý giải được. Bạn cần chăm sóc bản thân trước khi nghĩ đến tình trạng của người khác.
Đồng thời, bạn cần chấm dứt ngay mối quan hệ với người ái kỷ nếu như họ khiến bạn cảm thấy bị cô lập, bị kiểm soát, đe dọa và tệ hơn là lạm dụng tinh thần.
Người ái kỷ có vẻ ngoài không khác gì người bình thường. Thậm chí, họ còn có sức hút hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đã biết bệnh ái kỷ là gì và sự nguy hại của căn bệnh này, hãy tuần tự thực hiện theo các bước trên. Sức khỏe tinh thần của bạn là quan trọng nhất, đừng để nó bị hủy hoại bởi bất cứ ai.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!