backup og meta

4

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

9 triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ bạn nên lưu ý

Nghe bài viết

9 triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ bạn nên lưu ý

Những triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ có thể xuất hiện len lỏi qua những thay đổi nhỏ về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người bệnh mà họ không nhận ra. Bạn cần lưu ý và nhận biết sớm những triệu chứng trên để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Cùng tìm hiểu 9 triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ qua bài viết dưới đây!

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Các loại bệnh tâm thần phổ biến thường gặp như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống và hành vi nghiện các chất kích thích.

Bạn nên lưu ý những triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ gây căng thẳng, lo âu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội để có thể kịp thời điều trị và cải thiện sức khoẻ tinh thần của mình.

>>> Đọc thêm: Các loại bệnh tâm thần, bạn đã biết chưa?

Bệnh tâm thần chia ra 3 mức độ nhẹ, trung bình và nghiêm trọng:

  • Triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ ảnh hưởng với mức độ nhẹ đến cuộc sống hàng ngày.
  • Bệnh tâm thần mức độ trung bình có thể khiến cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn nhiều so với bình thường, có thể gây giảm hiệu quả học tập, làm việc và sinh hoạt của người bệnh.
  • Bệnh tâm thần ở mức nghiêm trọng có thể làm cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên vô cùng khó khăn và khiến họ không còn niềm tin vào cuộc sống, không còn khả năng sinh hoạt, học tập làm việc, thậm chí là tự chăm sóc bản thân.

Mỗi người có thể trải qua các cấp độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Nhận biết các triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ đang tiến triển sẽ giúp bạn điều trị kịp thời. Khi được can thiệp, bạn có thể sớm ngăn chặn sự tiến triển bệnh tâm thần đến mức độ nghiêm trọng và giảm bớt những gián đoạn về chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời tăng tỉ lệ hồi phục hoàn toàn bệnh.

triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ

9 triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ bạn nên lưu ý

1. Lo lắng hoặc lo âu 

Ai cũng có những lúc lo lắng hoặc căng thẳng được gọi là lo âu sinh lý. Tuy nhiên nếu lo lắng xuất hiện thường xuyên, mỗi ngày, lo lắng quá mức về nhiều vấn đề, kể cả những vấn đề nhỏ nhặt, lo lắng không kết thúc dù yếu tố gây lo đã được giải quyết, ảnh hưởng đến cuộc sống có thể là triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ. Các triệu chứng cơ thể khác thường đi kèm trong lo âu có thể bao gồm hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, thở hụt hơi, hơi thở ngắn đi hoặc dài hơn, nhức đầu, đổ mồ hôi, run rẩy tay chân, tê tay chân, cảm thấy choáng váng t, bồn chồn, bứt rứt, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ giật mình, dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu sức sống .

2. Buồn bã, Chán nản hoặc mất hứng thú 

Triệu chứng tâm thần nhẹ có thể tương tự với các dấu hiệu của bệnh trầm cảm như:

  • Buồn bã, rầu, xuống tinh thần, phiền não trong lòng mà không rõ lý do,  trong nhiều tuần
  • Cảm thấy tuyệt vọng, vô vọng 
  • Mất động lực,, mất hứng thú với một sở thích nào đó trước đây
  • Chán nản, không cảm thấy vui vẻ hay hào hứng với mọi thứ
  • Có lúc hay rơm rớm nước mắt (dễ xúc động), dễ khóc

>>> Xem thêm: 12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới

3. Triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ: Cảm xúc dễ bộc phát

Mỗi người đều có tâm trạng khác nhau, nhưng những thay đổi tâm trạng đột ngột và tiêu cực như “tính tình sớm nắng, chiều mưa”, thay đổi cảm xúc, tính tình thường xuyên, lúc thì vui vẻ, hoạt bát, cời mở, chan hòa, chủ động bắt chuyện với mọi người; lúc lại buồn phiền, ủ rủ, ít nói, thu rút, ít tiếp xúc với mọi người, hoặc có một số trường hợp người bệnh dễ nóng tính, cáu gắt, dễ tức giận cực độ, khó kiểm soát cảm xúc  có thể là triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ trong giai đoạn đầu và sẽ tiến triển mạnh.

4. Dấu hiệu của bệnh tâm thần nhẹ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều 

Những thay đổi trong thói quen lâu dài như mất ngủ hoặc ngủ nhiều có thể là triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ. Mât ngủ gồm 3 loại: mất ngủ đầu hôm, mất ngủ giữa hôm và mất ngủ cuối hôm. Mất ngủ đầu hôm tức là khó vào giấc ngủ, từ khi lên giường đến khi vào giấc phải mất hơn 30 phút. Mất ngủ giữa hôm là tình trạng giấc ngủ không sâu, chập chờn trong đêm, thường xuyên thức dậy trong đêm mà không có lý do. Mất ngủ cuối hôm là tình trạng dậy sớm hơn giờ mong muốn thức dậy. Ngủ nhiều là tình trạng giấc ngủ kéo dài về đêm, khó duy trì trạng thái tỉnh táo vào ban ngày mặc dù đã ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm hoặc thường xuyên phải có các giấc ngủ ban ngày không mong muốn. . Bạn nên lưu ý rằng ngủ quá nhiều hoặc quá ít bất thường đều cho thấy bản thân đang bị rối loạn cảm xúc  hoặc rối loạn giấc ngủ.

rối loạn giấc ngủ: triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ

5. Tăng hoặc giảm cân bất thường

Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân với sự thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng là tình trạng tăng hoặc giảm cân bất thường. Đối với một số người bình thường, cân nặng dao động nhanh chóng như vậy  là một trong những dấu hiệu cảnh báo có vấn đề sức khỏe nào đó như bệnh lý đường tiêu hóa, nội tiết,…. hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần, như trầm cảm,hoặc rối loạn ăn uống.

6.  Ít nói hoặc cô lập bản thân

Khi những thay đổi lớn xảy ra, việc co mình lại như muốn “trốn cả thế giới”, tự nhốt mình trong thế giới riêng, ít nói, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh có thể là cách đối phó của người bình thường. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài nhiều hơn 2 tuần thì có thể đây là triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ.

Nếu bạn bè hoặc người thân thường xuyên tự cô lập mình, kể cả khi yếu tố stress, sang chấn đã kết thúc từ lâu thì nhiều khả năng họ đang có rối loạn tâm thần cần can thiệp,họ có thể bị trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn lưỡng cực, hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.


Đặc biệt những người hướng ngoại hoạt bát, nhưng đột nhiên thu mình lại và liên tục từ chối tham gia các hoạt động xã hội, có thể họ đang gặp vấn đề sức khỏe tinh thần cần giúp đỡ và can thiệp sớm vì nguy cơ cao họ sẽ thực hiện những hành vi tổn thương cho bản thân, thậm chí tự sát.

7. Lạm dụng chất gây nghiện

Những người đang có triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ, họ có thể bắt đầu tìm đến các chất gây nghiện (như rượu bia, bóng cười, ma túy, thuốc lắc, cỏ Mỹ, cần sa, thuốc lá,… ) để tạm thời quên đi những buồn đau, thất vọng, buồn rầu, do các chất gây nghiện, chất kích thích có tác động lên vùng khen thưởng (reward) trên não bộ của người dùng trong thời gian ngắn .

Hơn nữa, Việc lạm dụng các chất gây nghiện cũng có thể góp phần khiến bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn, gây ra những tổn thương não bộ về lâu dài, do đó ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

8. Cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng

Bạn có những suy nghĩ vẩn vơ này trong đầu như:

  • Tôi là kẻ thất bại
  • Tất cả là lỗi của tôi
  • Tôi vô dụng
  • Tự trách bản thân, sợ bản thân là gánh nặng của mọi người xung quanh
  • Thường xuyên nghiền ngẫm những lỗi lầm trong quá khứ và tự trách mình

triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ

>>> Tìm hiểu thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Đây đều cho thấy triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ như trầm cảm.

  • Nếu bạn thấy bạn bè hoặc người thân của mình thường xuyên tự chỉ trích hoặc đổ lỗi cho bản thân, họ có thể cần giúp đỡ bằng sự lắng nghe và quan tâm, trấn an và khuyên rằng đó không phải lỗi của họ mà là do bệnh, điều trị sẽ giúp họ ổn hơn .
  • Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, họ có thể bày tỏ cảm giác và những câu nói muốn làm tổn thương hoặc tự sát. Đây là dấu hiệu cho thấy người đó đang có ý định tự tử và cần được giúp đỡ khẩn cấp. Cần đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên gia tâm thần kinh để được cứu chữa kịp thời.

9. Thay đổi hành vi hoặc suy nghĩ 

Bệnh rối loạn tâm thần có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người. Một số hành vi bất thường như nói chuyện 1 mình, cười 1 mình không rõ lý do, nói những chuyện khó hiểu, vô lý, không phù hợp văn hóa hoặc thực tế, hay ghen tuông vô cớ, đa nghi quá mức trong mọi việc, tự cao tự tin quá mức,…  Những thay đổi liên tục và đáng kể có thể là dấu hiệu cho thấy các triệu chứng tâm thần nhẹ.

Nếu thấy có điều gì đó không ổn, bạn có thể tìm sự giúp đỡ bằng cách trò chuyện cởi mở với người mà bạn thân thiết, tin tưởng.

>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn lo âu

9 triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ trên có thể cho thấy bạn đang mắc một trong những bệnh rối loạn tâm thần khác nhau ở mức độ nhẹ như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích,… Bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu này và để nó kéo dài, bởi các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Khi các triệu chứng này xuất hiện kéo dài nhiều hơn 2 tuần thì bạn nên cẩn trọng, điều chỉnh lại chế độ làm việc, lối sống lành mạnh và theo dõi sát tiến triển của các triệu chứng. Nếu sau 1 thời gian thay đổi lối sống mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc biến mất thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kình và các chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Common mental health problems: identification and pathways to care

https://www.nice.org.uk/guidance/cg123/ifp/chapter/common-mental-health-problems#:~:text=A%20mild%20mental%20health%20problem,much%20more%20difficult%20than%20usual.

Ngày truy cập 13/02/2023

Nine signs of mental health issues

https://www.healthdirect.gov.au/signs-mental-health-issue

Ngày truy cập 13/02/2023

Warning Signs of Mental Illness

https://www.psychiatry.org/patients-families/warning-signs-of-mental-illness

Ngày truy cập 13/02/2023

Mental illness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/symptoms-causes/syc-20374968

Ngày truy cập 13/02/2023

Mental disorders

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-disorders

Ngày truy cập 13/02/2023

Phiên bản hiện tại

20/02/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Cập nhật bởi: Tố Quyên

avatar

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 20/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo