backup og meta

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc là gì?

Đây là một dạng rối loạn nhân cách có dấu hiệu đặc trưng là sự lo lắng và hoảng loạn khi người bệnh phải ở một mình. Người mắc bệnh sẽ có biểu hiện dựa dẫm quá mức vào người khác để thoả mãn nhu cầu về tinh thần và thể chất.

Đôi khi, chúng ta cũng bất an và cần sự quan tâm của người khác, nhưng điểm đặc biệt của chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc là người bệnh không có khả năng ở một mình. Họ cần sự hiện diện của người khác để tồn tại. Nói cách khác, chứng rối loạn nhân cách này chỉ được xác định khi hành động phụ thuộc có thể làm suy giảm đáng kể các chức năng sống và gây cảm giác khó chịu cho người thân của người bệnh.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc khiến người bệnh luôn lo lắng

Các nghiên cứu đã cho thấy, căn bệnh này thường sẽ có các dấu hiệu đầu tiên ở độ tuổi dậy thì hoặc vài năm sau đó.

Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân

Theo WebMD, bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Những trải nghiệm không vui trong quá khứ thường là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất.

Sự quan tâm quá mức cần thiết của các thành viên trong gia đình cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mình cần phải phụ thuộc. Đầu tiên là phụ thuộc vào gia đình, tiếp đó là phụ thuộc vào bạn bè, người yêu. Họ thật sự rất khó hòa nhập với thế giới bên ngoài nếu không có ai ở bên cạnh.

Tuy rối loạn nhân cách phụ thuộc không phải là bệnh di truyền nhưng những người có tiền sử gia đình rối loạn lo âu sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh so với người khác.

Việc phải tuân thủ theo các hành động buộc tội, các phép tắc khắt khe hoặc sống với người có tính độc đoán trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho người bệnh dần mất đi khả năng tồn tại độc lập.

Như đã nói ở trên, căn bệnh này sẽ có những biểu hiện đầu tiên ở tuổi dậy thì. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình giáo dục từ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành bệnh. Bên cạnh đó, tuổi thơ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi cũng sẽ khiến bạn trở thành một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc sau này.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn phụ thuộc

Ngoài ra, bệnh còn có nhiều nguyên nhân chủ quan khác chưa được chứng minh.

Triệu chứng

Trước hết, một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc sẽ được phân loại vào một trong các nhóm sau đây:

– Cụm A: Có những hành vi kỳ quặc hoặc lập dị.

– Cụm B: Có tình cảm (với người phụ thuộc) nhưng rất thất thường.

– Cụm C: Có các hành vi lo lắng kéo dài.

Hầu hết người bệnh sẽ thuộc cụm C với sự lo lắng thái quá thường trực. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

– Hành vi, cách cư xử mang tính phục tùng.

– Cần dựa vào bạn bè hoặc gia đình để đưa ra quyết định.

– Cần được trấn an rất nhiều lần khi gặp phải vấn đề.

– Dễ bị tổn thương bởi những lời từ chối nhỏ nhặt.

– Sợ hãi nhiều đến mức ám ảnh việc ai đó sẽ bỏ rơi mình.

– Hay cảm thấy bản thân bị cô lập.

– Cực kỳ lo lắng và hồi hộp khi phải ở một mình.

– Nhạy cảm thái quá với những lời chỉ trích.

– Có những biểu hiện bất thường, thậm chí hoảng loạn khi không có ai bên cạnh.

– Những suy nghĩ thường rất đơn giản, ngây thơ.

Không chỉ vậy, người bệnh sẽ trở nên hung tợn và có thể đập phá đồ đạc khi bị cắt đứt một mối quan hệ nào đó. Có thể thấy một vài triệu chứng của bệnh khá tương đồng với những người bị rối loạn lo âu, người bị trầm cảm và phụ nữ mãn kinh.

Người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc rất sợ bị bỏ rơi

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu về việc vì sao một số người lại bị rối loạn nhân cách phụ thuộc trầm trọng hơn những người bệnh khác. Tuy vậy, nhận biết được sớm các triệu chứng sẽ có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc

Để chẩn đoán một người có bị rối loạn nhân cách phụ thuộc hay không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, bao gồm xét nghiệm máu để xem xét sự mất cân bằng hormone. Nếu các xét nghiệm cho thấy không có dấu hiệu của các bệnh khác, bác sĩ sẽ giới thiệu họ đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học sẽ đưa ra các triệu chứng, tiền sử bệnh và trạng thái tinh thần của họ vào quá trình chẩn đoán. Lúc này, các chẩn đoán sẽ bắt đầu với lịch sử chi tiết của các triệu chứng. Nó bao gồm quãng thời gian mà họ đã chịu đựng bệnh và hơn hết là cảm nhận của họ. Song song với đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi về tuổi thơ và cuộc sống hiện tại của người bệnh.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc

Thông thường, các bác sĩ sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng bệnh bằng liệu pháp tâm lý, bắt đầu với tâm lý trị liệu. Liệu pháp này sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của họ. Nó cũng có thể hướng dẫn họ những cách mới để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với người khác và cải thiện lòng tự trọng.

Tâm lý trị liệu thường được sử dụng trên cơ sở ngắn hạn. Nguyên nhân là vì các liệu pháp dài hạn có thể khiến họ có nguy cơ phụ thuộc vào nhà trị liệu.

Bên cạnh đó, điều trị bằng thuốc cũng có thể giúp giảm sự lo lắng và hoảng loạn của bệnh nhân. Tuy vậy, liệu pháp này không mang lại những lợi ích về mặt tinh thần của người bệnh. Các bác sĩ vì thế vẫn ưu tiên cho liệu pháp tâm lý hơn.

Phương pháp điều trị rối loạn phụ thuộc

Trong trường hợp bắt buộc phải điều trị bằng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc có khả năng điều trị các cơn hoảng loạn do lo lắng cực độ. Bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn và tuyệt đối không sử dụng thuốc theo toa cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng lờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc.

Người bệnh cần có sự kiên trì. Cần khá nhiều thời gian để một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể sống như những người bình thường, nhưng các phương pháp điều trị đang cho ra kết quả rất khả quan.

Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh

Chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng có khả năng dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm. Chúng bao gồm các chứng bệnh về rối loạn nhân cách khác như: rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn nhân cách tránh nébệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Ngoài ra, người bệnh có thể phải sống chung với những cảm giác tiêu cực trầm trọng như phiền muộn, ảm ảnh, sợ hãi, căng thẳng… trong suốt phần đời còn lại.

Bạn phải làm gì khi người thân có triệu chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc?

Cần giúp đỡ người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc

Cũng như các bệnh về rối loạn nhân cách khác, rối loạn nhân cách phụ thuộc hiện đã có phương pháp điều trị. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều không thoải mái khi thừa nhận các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng những rủi ro sau này.

Do đó, nếu bạn nghi ngờ người thân của mình có thể mắc bệnh này, hãy khuyến khích họ tìm cách điều trị trước khi tình trạng xấu đi. Đồng thời, bạn cần dành cho họ sự quan tâm đúng mức, giúp họ yên tâm bước vào cuộc chiến với bệnh tật.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc không chỉ làm cho người bệnh sa sút về mặt tinh thần, mà còn gây ra sự mệt mỏi cho những người xung quanh. Vì vậy, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Nguyễn Anh Thư / HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Histrionic Personality Disorder

https://www.healthline.com/health/histrionic-personality-disorder

Ngày truy cập: 28/11/2019

Dependent Personality Disorder (DPD)

https://www.healthline.com/health/dependent-personality-disorder

Ngày truy cập: 28/11/2019

The Link Between Borderline and Dependent Personality Disorders

https://www.verywellmind.com/borderline-and-dependent-personality-425420

Ngày truy cập: 28/11/2019

Phiên bản hiện tại

27/02/2020

Tác giả: Thu Anh Nguyen

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Tự tách ly khỏi thế giới với chứng sợ đám đông

11 dấu hiệu cho thấy bạn đang hẹn hò với người mắc bệnh ái kỷ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thu Anh Nguyen · Ngày cập nhật: 27/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo