Bạn đã từng: “Mình lướt web một lát rồi quay lại học bài hoặc làm việc tiếp”. Tuy nhiên, bạn vô tình ngốn mất nhiều tiếng vào việc lướt tin tức và video trên mạng xã hội trong khi có nhiều việc chưa hoàn thành. Nhiều bạn trẻ không biết mình đang mắc chứng procrastination (thói quen trì hoãn). Vậy cụ thể procrastination là gì?
Procrastination là gì?
Procrastination là gì? Procrastination là đặc trưng của sự trì hoãn và chưa muốn làm ngay những điều mà người ta dự định sẽ làm bất chấp những hậu quả tiêu cực, và thường có tâm lý chờ đợi. Điều này dần dần trở thành thói quen xấu và thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
Tại sao chúng ta trì hoãn procrastination?
Sau khi biết procrastination là gì, bạn cũng cần tìm ra nguyên nhân khiến chúng ta trì hoãn.
Khi nhắc đến sự trì hoãn, một số người có thể nghĩ lý do là bởi quản lý thời gian kém, không có khả năng tổ chức và sắp xếp sự ưu tiên công việc. Mà chỉ hoàn thành các nhiệm vụ tới phút cuối, thậm chí là vượt quá deadline của họ.
Một nghiên cứu cho thấy sự trì hoãn có liên quan tới nhược điểm tâm lý. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người có xu hướng trì hoãn các nhiệm vụ cho đến giây phút cuối cùng có thể có lòng tự trọng self-esteem thấp. Nghĩa là họ tự đánh giá bản thân thấp hơn so với các đồng nghiệp của họ.
Chính vì vậy mà những người có thói quen trì hoãn thường có mức độ căng thẳng cao hơn và mức độ lòng trắc ẩn (self-compassion) thấp. Từ đó, họ sẽ bắt đầu đối xử với bản thân một cách khắc nghiệt như tự trách, chỉ trích chính mình khi trì hoãn chưa hoàn thành công việc. Chính những điều này là yếu tố dẫn tới căng thẳng và giảm sút sức khoẻ tinh thần.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy mối tương quan giữa procrastination và dây thần kinh nhất định, nó gắn với cảm giác lo lắng, hoặc thất vọng.
Nghiên cứu khác xuất hiện trên tạp chí Khoa học Tâm lý học chỉ ra những người mắc thói quen procrastination dường như có amygdalae ở thùy thái dương của não lớn hơn so với những người khác.
Amygdala có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là xử lý nỗi lo lắng và sợ hãi. Trong bài báo của họ, các tác giả giải thích rằng với chức năng kiểm soát cảm xúc này, những người có amygdala lớn hơn thường rút ra bài học từ sai lầm ở quá khứ và có thể đưa ra quyết định và hành động trong tương lai. Từ đó dẫn đến mối lo sợ và sự do dự lớn hơn (thiếu quyết đoán).
>>> Xem thêm: Các thói quen buổi sáng giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày
Tác hại của thói quen trì hoãn công việc tới sức khoẻ tâm lý
Việc hôm nay chứ để ngày mai. Thế nhưng các công việc cứ chồng chất lên nhau khiến bạn ngày càng lo lắng và căng thẳng.
Theo một nghiên cứu 1997, procrastination là một hành vi tự huỷ hoại bản thân, Bởi vì nó dẫn đến căng thẳng, các bệnh về tâm lý và làm giảm hiệu suất làm việc. Những người trì hoãn có thể đã quen và tận hưởng mức độ căng thẳng thấp khi họ cứ chần chừ, trì hoãn công việc hơn so với những người không phải là procrastinators.
Tuy nhiên, họ sẽ đối mặt với sự căng thẳng trong thời gian dài và gánh chịu hậu quả của việc không hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline. Các nhà nghiên cứu cũng trích dẫn các nghiên cứu trước đây cho thấy sự trì hoãn có liên quan tới đến chất lượng sức khỏe tâm thần kém, cũng như hiệu suất thấp hơn trong công việc.
Cách vượt qua thói quen trì hoãn
Nhận thức được bản thân đang mắc thói quen trì hoãn
Bạn có thể đang procrastination nếu:
- Các công việc trong to-do list vẫn chưa được thực hiện trong thời gian dài, mặc dù các nhiệm vụ này rất quan trọng.
- Đọc email nhiều lần mà không đưa ra quyết định về những việc cần làm với họ.
- Bắt đầu một nhiệm vụ ưu tiên và sau đó đi uống cà phê.
- Ở trong tâm lý chờ đợi đến “tâm trạng tốt” hoặc chờ “thời điểm thích hợp” để giải quyết một công việc
>>> Đọc thêm: 10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống
Bắt đầu với các câu hỏi tại sao
Bạn nên đặt câu hỏi tại sao mình rơi vào tình trạng trì hoãn quá lâu như vậy. Ví dụ như lý do tại sao bạn “ngâm” nhiệm vụ đó? Vì bạn thấy nó nhàm chán hay chưa đủ thách thức đối với bạn? Nếu vậy, hãy tìm những khía cạnh khác của công việc để khám phá nó và khiến quá trình hoàn thành công việc thú vị hơn.
Lên kế hoạch thoát khỏi procrastination
- Không chỉ trích bản thân mà hãy tha thứ cho bản thân vì đã trì hoãn trong quá khứ
- Lên kế hoạch và hành động
- Phần thưởng sau khi hoàn thành
- Tắt các thông báo điện thoại, email để tránh bị mất tập trung
- Tiếp tục làm danh sách công việc to-do list và danh sách công việc ưu tiên
- Giải quyết các nhiệm vụ khó, quan trọng và ưu tiên trước
- Sử dụng công cụ để kiểm soát thời gian và dự án như google calendar, trello,..
- Đặt ra cho mình các mục tiêu và giới hạn thời gian
>>> Tìm hiểu thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Sau khi ngăn chặn và bỏ được thói quen procrastination, bạn sẽ có cảm giác gặt hái được thành tựu và hoàn thành công việc. Điều này sẽ khuyến khích bạn và có thêm động lực trong công việc.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về procrastination là gì, hiểu được tại sao chúng ta trì hoãn cũng như cách ngăn ngừa nó. Từ đó, hạn chế được sự căng thẳng và cân bằng được sức khoẻ tinh thần trong công việc và cuộc sống.
[embed-health-tool-bmi]