Chứng sợ độ cao là gánh nặng tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người. Làm thế nào để vứt bỏ gánh nặng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chứng sợ độ cao là gánh nặng tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người. Làm thế nào để vứt bỏ gánh nặng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Theo ước tính, có khoảng 5% trong tổng số dân trên toàn thế giới mắc chứng sợ độ cao (acrophobia). Nỗi sợ này ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và học tập, cũng như việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí hàng ngày của bạn. Bài viết sẽ giúp bạn tìm ra những cách khắc phục chứng bệnh tâm lý này.
Chứng sợ độ cao biểu hiệu qua các triệu chứng sau:
Trong một số trường hợp hiếm, chứng sợ độ cao có thể làm tích tụ dịch lỏng ở não và phổi (phù não và phù phổi), gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:
Các triệu chứng này báo hiệu tình trạng của người bệnh đang rất nguy kịch và cần được chăm sóc ngay lập tức.
Các hoạt động thư giãn như yoga hay thiền có thể giúp bạn hạn chế những nỗi sợ cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể tập thở sâu mỗi khi nghĩ đến tình trạng hoảng sợ của mình, chỉ với một động tác nhỏ thôi cũng giải tỏa phần nào áp lực cho bạn.
Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng là những cách có thể giúp cải thiện nỗi sợ. Bạn hãy bắt đầu tập thư giãn cho mình bằng những hoạt động đơn giản như đi bộ, uống nước trái cây thay vì ăn các thực phẩm đầy chất béo.
Việc hấp thu quá nhiều caffeine được xem là nhân tố ảnh hưởng đến chứng sợ độ cao của bạn. Hạn chế và tránh xa caffeine có thể giúp bạn giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, nó còn giúp bạn ngăn ngừa các tình trạng kích động thần kinh để đối mặt với nỗi sợ dễ dàng hơn.
Hầu hết bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trình bày tình trạng sợ độ cao của bản thân và đặt những câu hỏi liên quan. Trong trường hợp này, bạn hãy thành thật với bác sĩ, đừng giấu diếm bất kỳ triệu chứng nào, bởi khi bạn nói ra hết thông tin bệnh của mình thì bác sĩ sẽ dễ dàng xác định mức độ nghiêm trọng và giúp bạn có một liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý, báo cáo lại ngay cho bác sĩ nếu các liệu pháp chữa trị không phát huy tác dụng hiệu quả.
Bạn hãy từng bước tiếp cận với những mức độ cao khiến bạn sợ hãi. Bạn hãy tập bước ra ban công ở nhà, sau khi đã quen với việc này rồi thì hãy tăng độ cao lên, bằng việc lên sân thượng hoặc các tầng tiếp theo trong nhà.
Khi đó, bạn hãy thử tập nhìn xuống khung cảnh bên dưới. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục dần nỗi sợ của bản thân và quen với những độ cao nhất định. Nếu bạn lo lắng hoặc sợ hãi phải đối diện với các chiều cao trên, bạn có thể đi cùng bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Việc có người bên cạnh động viên và ủng hộ sẽ phần nào giúp bạn trở nên can đảm hơn.
Thật sự, rất khó để buộc bản thân mình làm những thứ khiến mình sợ hãi. Nhưng bạn cũng hãy cho bản thân một vài cơ hội, tự tạo ra các tình huống đối diện với nỗi sợ. Chính việc đối diện thường xuyên với nỗi sợ sẽ không còn làm bạn lo lắng nữa.
Ngoài ra, bạn hãy nhớ những kỹ thuật thư giãn để khi không chịu đựng được, bạn hãy sử dụng những bài tập này để điều hòa hơi thở và giữ bình tĩnh nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!