backup og meta

Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần phải không?

Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần phải không?

Ai đó bật cười bất thường và thường xuyên cười một cách vô lý khiến bạn thắc mắc: Liệu cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần phải không? Cùng tìm hiểu các bệnh tâm lý liên quan tới biểu hiện cười nhiều qua bài viết dưới đây!

Cười nhiều là bệnh gì? Nụ cười là biểu hiện của sự hạnh phúc và tâm trạng vui vẻ. Tuy nhiên, nó sẽ là bất thường nếu ai đó cười nhiều hơn bình thường  và ở trong thời điểm và tình huống không phù hợp. Họ có thể mắc một số bệnh tâm lý sau:

Nhiễu loạn cảm xúc Pseudobulbar Affect (PBA)

PLC (Pathological Laughter and Crying – Khóc cười theo bệnh lý/một cách phi lý hay còn gọi là Pseudobulbar affect – Nhiễu loạn cảm xúc. Nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là một tình trạng bùng phát cười hoặc khóc đột ngột trong hoàn cảnh không phù hợp, không thể kiểm soát cảm xúc. Pseudobulbar thường xảy ra ở những người có tình trạng chấn thương hệ thần kinh nhất định. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự kiểm soát cảm xúc của bộ não.

Khi bị nhiễu loạn cảm xúc, họ sẽ có những cảm xúc như người thường nhưng đôi khi sẽ bộc phát một cách thái quá, không kiểm soát và xảy ra trong tình huống không phù hợp. 

Một số biểu hiện của tình trạng nhiễu loạn cảm xúc PBA như:

  • Đột ngột khóc hay cười vô cớ và không thể kiểm soát. 
  • Cười khóc không phù hợp với tình huống: Ví dụ cười không ngừng khi gặp bi kịch, chuyện buồn (giống với nhân vật Joker trong bộ phim cùng tên nhân vật)
  • Thường xuyên bật cười bất thường, bùng phát kéo dài
  • Biểu hiện trên khuôn mặt không phù hợp với cảm xúc thật

Bệnh thường xuất hiện ở những người có tình trạng bệnh như: Các chấn thương não, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson hay đột quỵ. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài quá lâu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị và có thể cân bằng được cảm xúc và cuộc sống.

>>> Xem thêm: Nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là gì? Có những triệu chứng nào?

Trầm cảm cười

cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần

Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần liệu có đúng hay thuộc bệnh trầm cảm cười? Trầm cảm cười không được công nhận là một tình trạng rối loạn tâm thần chính thức. Tuy vậy, nó là một rối loạn cảm xúc hay còn gọi là trầm cảm không điển hình (dấu hiệu bị tâm thần nhẹ)

Biểu hiện của trầm cảm cười cũng có các biểu hiện giống với bệnh trầm cảm khác. Chỉ có dấu hiệu khác là khi ai đó đang sầu buồn, đấu tránh bệnh trầm cảm ở trong nhưng lại che đậy nỗi buồn của họ bằng nụ cười khiên cưỡng bên ngoài. Thậm chí đôi lúc họ cười một cách vô cớ và khó hiểu. Mọi người xung quanh thấy họ cười nhiều có thể tưởng rằng họ đang có cuộc sống vui vẻ 

>>> Đọc thêm: Trầm cảm cười: Nỗi buồn ẩn sau nụ cười

Hội chứng thiên thần angelman syndrome

cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần

Hội chứng Angelman là một rối loạn di truyền. Hội chứng này thường xuất hiện ở trẻ, gây ra các vấn đề như chậm phát triển, khuyết tật trí tuệ, hệ thần kinh, gặp vấn đề khi nói, động kinh,…

Những người mắc hội chứng Angelman thường cười nhiều với tần suất thường xuyên, dễ kích động và cười không tự chủ. 

Hội chứng angelman thường bắt đầu có dấu hiệu từ khoảng 6 đến 12 tháng tuổi (trẻ chậm phát triển). Động kinh có thể bắt đầu ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.

Theo Mayo Clinic, những người mắc hội chứng Angelman vẫn có tuổi thọ trung bình như người bình thường, nhưng các rối loạn hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Tiếng cười lo lắng (Nervous Laughter)

Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần hay chỉ là cười lo âu? Tiếng cười lo lắng (cười lo âu- nervous laughter) là tình trạng khi ai đó bật cười trong tình huống khó xử, khiến bạn lo lắng và bối rối. Biểu hiện của tiếng cười lo âu mâu thuẫn với bên trong và mang tính “giả trân”, khiên cưỡng và không tự nhiên. 

Tiếng cười lo âu không phải là một biểu hiện của bệnh tâm thần. Bởi đây có thể chỉ là một hình thức động viên khi ở trong một tình huống bối rối để trấn an chính bản thân và người khác rằng bạn ổn. Hoặc tiếng cười lo lắng là một cách phòng vệ để bảo vệ cái tôi khỏi những lo lắng. Ví dụ như mới bị sếp la lắng hay bị sa thải, tiếng cười lo lắng là biểu hiện phòng thủ, chống lại cảm xúc khi yếu đuối và dễ tổn thương, để trấn an chính mình.

>>> Tham khảo thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Cười nhiều có sao không?

Tiếng cười là liều thuốc bổ. Cười luôn có tác động tích cực tới sức khoẻ tinh thần của con người chỉ khi đó là nụ cười tự nhiên xuất phát từ cảm xúc thực sự hạnh phúc, vui vẻ. Ngược lại, nếu là cười nhiều hơn bình thường, bộc phát đột ngột không phù hợp với tình huống thực tế, cười gượng gạo, không tự chủ và thực sự ảnh hưởng tới tinh thần của người đó thì đây có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. 

Nếu có những triệu chứng các bệnh rối loạn tâm thần trên, kéo dài trong thời gian dài, ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng cuộc sống, người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để có những trị liệu phù hợp và kịp thời, giúp bạn quay lại với cuộc sống bình thường.

Hy vọng bạn đọc qua bài viết trên đã có lời giải đáp liệu cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Từ đó, có thể nhận thức sớm về sức khỏe tinh thần của chính mình và người thân xung quanh!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Angelman syndrome

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angelman-syndrome/symptoms-causes/syc-20355621#:~:text=Overview,and%20have%20happy%2C%20excitable%20personalities

Ngày truy cập 21/07/2022

Pseudobulbar Affect (PBA)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17928-pseudobulbar-affect-pba

Ngày truy cập 21/07/2022

What You Need to Know About “Smiling Depression”

https://www.nami.org/Blogs/NAMI-Blog/September-2016/What-You-Need-to-Know-About-Smiling-Depression%E2%80%9D

Ngày truy cập 21/07/2022

What Is Smiling Depression?

https://www.goodtherapy.org/blog/smiling-depression

Ngày truy cập 21/07/2022

Nervous Laughter, Tears of Joy

https://www.psychologicalscience.org/news/were-only-human/nervous-laughter-tears-of-joy.html

Ngày truy cập 21/07/2022

Phiên bản hiện tại

22/07/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Câu chuyện vượt qua trầm cảm của chàng trai trẻ từng tự hại mình và góc nhìn chuyên gia

Người trầm cảm có tự khỏi được không?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 22/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo