backup og meta

Ảnh hưởng trầm cảm đối với sức khỏe con người

Ảnh hưởng trầm cảm đối với sức khỏe con người

Khi nhắc đến trầm cảm, mọi người thường nghĩ đó chỉ là một căn bệnh tâm thần liên quan đến rối loạn tâm lý và stress. Nhưng theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, nó còn là một căn bệnh về thể chất.

Trầm cảm có làm bạn đau không? Chúng ta thường ghép căn bệnh tâm thần này với những nỗi đau cảm xúc như buồn, khóc và cảm giác tuyệt vọng, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cũng gây ra các nỗi đau ở thể xác.

Ví dụ như trong văn hóa Trung Quốc và Hàn Quốc, trầm cảm không được để tâm đến nhiều. Vì vậy, bệnh nhân không thể biết rằng nỗi đau thể xác có thể là một dấu hiệu của một sự chấn thương tâm lý. Họ chỉ đi đến bác sĩ để điều trị các triệu chứng thể chất của họ thay vì mô tả tình trạng trầm cảm mà họ gặp phải.

Các triệu chứng trên cơ thể sẽ báo hiệu khi một giai đoạn trầm cảm sắp bắt đầu hoặc là một dấu hiệu xem bạn có bị trầm cảm hay không.

Mặt khác, các triệu chứng cũng chứng minh rằng trầm cảm rất thật và có thể gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưới đây là 7 triệu chứng thể chất phổ biến nhất của trầm cảm:

1. Mệt mỏi hoặc không có sức

ảnh hưởng trầm cảm

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của trầm cảm. Thỉnh thoảng, tất cả chúng ta đều trải qua cảm giác không có sức lực để làm bất cứ việc gì và cơ thể cảm thấy uể oải vào buổi sáng.

Trong khi chúng ta thường tin rằng kiệt sức chỉ bắt nguồn từ việc lao động quá sức, nhưng trầm cảm cũng có thể gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, không giống như mệt mỏi hàng ngày, mệt mỏi liên quan đến trầm cảm sẽ làm người bệnh mất tập trung, cảm giác khó chịu và thờ ơ.

Những người bị trầm cảm thường trải qua giấc ngủ không điều độ, nghĩa là họ cảm thấy uể oải ngay cả khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh gây ra mệt mỏi như nhiễm trùng và virus, nên rất khó khăn để nhận ra liệu kiệt sức có liên quan đến trầm cảm hay không.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Làm sao để bạn vượt qua tâm trạng chán nản mệt mỏi

2. Giảm khả năng chịu đau (hoặc cảm thấy đau hơn bình thường)

Có bao giờ cảm giác như đau đớn mà không thể tìm thấy bất kỳ lý do nào khiến bản thân bạn bị đau không? Thật ra, trầm cảm và đau đớn thường cùng tồn tại với nhau. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy mối tương quan qua lại giữa những người bị trầm cảm và bị giảm khả năng chịu đau, trong khi một nghiên cứu khác vào năm 2010 cho thấy cơn đau có tác động lớn hơn đối với những người bị trầm cảm.

Hai triệu chứng này không có mối quan hệ ràng buộc rõ ràng, nhưng điều quan trọng là phải đánh giá chúng cùng nhau, để bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân chính xác và điều trị đúng.

3. Đau lưng hoặc đau nhức cơ bắp khắp người

Bạn có thể cảm thấy ổn vào buổi sáng, nhưng một khi làm việc hoặc ngồi ở bàn học, lưng bạn bắt đầu đau. Nguyên nhân có thể là do căng thẳng, hoặc do trầm cảm. Mặc dù tư thế ngồi của bạn không đúng hoặc do chấn thương cũng gây đau nhức lưng, nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của tổn thương tâm lý.

Một nghiên cứu năm 2017 trên 1.013 sinh viên đại học Canada đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa trầm cảm và đau lưng. Các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần từ lâu đã tin rằng các vấn đề tình cảm có thể gây ra đau nhức mãn tính, nhưng các chi tiết cụ thể vẫn còn đang được nghiên cứu, chẳng hạn như mối liên hệ giữa trầm cảm và các phản ứng viêm của cơ thể.

Ngoài ra, tình trạng viêm trong cơ thể có liên quan đến các tế bào thần kinh trong não của chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu nghĩ rằng viêm sẽ làm gián đoạn tín hiệu não và do đó dẫn đến trầm cảm.

4. Nhức đầu

Hầu như tất cả mọi người thường xuyên trải qua những cơn đau đầu, do bị quá thường xuyên nên chúng ta nghĩ nó không đáng để lo ngại. Tuy nhiên, trong các tình huống căng thẳng như xung đột, thường xuyên nhẫn nhịn trong khoảng thời gian dài, cơn đau đầu cũng xuất hiện. Đây là một trong các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Không giống như những cơn đau nửa đầu dữ dội, những cơn đau đầu liên quan đến trầm cảm không nhất thiết làm suy yếu chức năng của một người. Qua nghiên cứu cho thấy đó chỉ là những cơn đau nhói nhẹ các dây thần kinh. Với những cơn đau này, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng nếu cơn đau đầu quá thường xuyên, bạn có thể đã bị trầm cảm nặng.

Đau đầu không nhất thiết do trầm cảm gây ra, mà nó còn đi kèm với các nguyên nhân khác như: thường xuyên buồn bã, cáu kỉnh, giảm năng lượng…

5. Các vấn đề về mắt và giảm thị lực

ảnh hưởng trầm cảm

Bạn có bao giờ trông thấy mọi vật mờ mờ ảo ảo hay không? Một nghiên cứu năm 2010 tại Đức đưa ra một giả thuyết về sức khỏe tâm thần rằng, nó thực sự có thể ảnh hưởng đến thị lực của một người.

Trong nghiên cứu đó, có trên 80% người bị trầm cảm gặp khó khăn khi thấy sự khác biệt về màu đen và trắng. Điều này giải thích tại sao trầm cảm có thể khiến thế giới trở nên mơ hồ.

6. Đau dạ dày hoặc khó chịu ở bụng

Cảm giác đến từ dạ dày là một trong những dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, khi bụng bắt đầu bị đau, bạn thường sẽ nghĩ nó là một cơn đau do đầy bụng hoặc kinh nguyệt.

Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi căng thẳng xuất hiện. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu của Trường Y Harvard cho rằng sự khó chịu ở dạ dày như đau bụng, đầy hơi và buồn nôn có thể là dấu hiệu của sức khỏe tâm thần kém.

Các bác sĩ và các nhà khoa học đôi khi vẫn gọi ruột là bộ não thứ hai, vì mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và sức khỏe tinh thần. Dạ dày của chúng ta chứa đầy vi khuẩn tốt và nếu có sự mất cân bằng vi khuẩn, các triệu chứng lo âu và trầm cảm sẽ xuất hiện.

7. Vấn đề tiêu hóa hoặc ăn uống không đều độ

Các vấn đề về tiêu hóa, như táo bón và tiêu chảy có thể gây lúng túng và khó chịu. Nguyên nhân gây ra bởi ngộ độc thực phẩm hoặc virus đường tiêu hóa, vì thế bạn sẽ không bao giờ nghĩ đây là bệnh do trầm cảm gây ra.

Nhưng những cảm xúc như buồn bã, lo lắng và ngột ngạt có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của chúng ta và gây rối loạn tiêu hóa.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, trầm cảm là một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 14,8 triệu người Mỹ trưởng thành mỗi năm. Trầm cảm có thể được gây ra bởi một loạt yếu tố, chẳng hạn như di truyền, tiếp xúc với căng thẳng hoặc chấn thương ở trẻ em và liên quan đến các chất hóa học khiến não của bạn rối loạn. Những người bị trầm cảm thường cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp, như liệu pháp tâm lý và thuốc men để họ có thể phục hồi hoàn toàn. Từ những gì đã nêu trên, nếu bạn có bất cứ trạng thái nào giống vậy, hãy tìm đến bác sĩ hoặc một nhà tâm lý học để có thể chữa trị và tìm giải pháp cho bản thân.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

8 Physical Symptoms That Prove Depression Is Not Just ‘In Your Head’

https://www.healthline.com/health/mental-health/physical-symptoms-of-depression

Ngày truy cập: 11/05/2019

Depression: Recognizing the Physical Signs

https://www.webmd.com/depression/physical-symptoms

Ngày truy cập: 11/05/2019

Evidence Depression Isn’t Just ‘All In Your Head’

https://www.huffpost.com/entry/depression-symptoms_n_5868190

Ngày truy cập: 11/05/2019

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Cẩm Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | 7 cách thú vị giúp bạn giảm căng thẳng

12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo