backup og meta

Vì sao bạn dễ nóng giận? 15+ cách kiềm chế cảm xúc nóng giận

Vì sao bạn dễ nóng giận? 15+ cách kiềm chế cảm xúc nóng giận

Nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận; bạn không những bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tổn thương đến các mối quan hệ thân cận của mình. Vậy bạn đã biết cách cách kiềm chế cảm xúc nóng giận chưa? Cảm xúc này muốn nói điều gì với chúng ta? 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về cảm xúc nóng giận là gì, nguyên nhân vì sao chúng ta lại dễ tức giận, sau đó là một số cách kiềm chế cảm xúc nóng giận mà HelloBacsi sẽ gợi ý cho bạn dưới đây.

Cảm xúc nóng giận là gì?

Tức giận/nóng giận (anger) là một cảm xúc khi có điều gì bất ổn xảy ra với bạn. Thông thường, tức giận thường bị dán nhãn là một cảm xúc tiêu cực, nhưng thực chất cảm xúc này hoàn toàn bình thường và nó xảy ra để bảo vệ bạn trước những tình huống khó khăn và khó chịu.

Tuy nhiên, cảm xúc tức giận cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Ở mặt lợi, nó thôi thúc bạn bày tỏ quan điểm và tìm giải pháp xử lý vấn đề; ở mặt hại nó khiến bạn dễ mất kiểm soát, huyết áp tăng và có thể gây tổn hại đến sức khỏe.

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, cảm xúc nóng giận thường mang theo những biểu hiện đặc trưng như sự phản đối, thở gấp hơn, huyết áp tăng, cáu kỉnh và dễ phẩn nỗ hơn.

Vì sao chúng ta dễ nóng giận?

Theo các chuyên gia tâm lý cho biết, những người dễ nổi giận là nhwunxg người có khả năng chịu đựng thấp, họ dễ cảm thấy thất vọng khi điều xảy ra trái với ý muốn của họ. Họ khó chấp nhận những sự khác biệt, nhất là khi có ai đó nhắc nhở hoặc góp ý với họ.

15+ cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để đảm bảo sức khỏe bản thân

1. Hít thở sâu trong 10 giây

Cơn tức giận khiến bạn thở nhanh và gấp gáp hơn. Để đối phó với điều này, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Bạn có thể hít vào trong 4 giây và thở ra trong 6 giây.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng); đây là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm một chiếc ghế tựa hoặc nơi bạn có thể ngồi thoải mái. Thả lỏng hoàn toàn cổ và vai. Sau đó, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong bài tập thở này, bạn cần lưu ý bụng phải phình ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.

Hít thở sâu trong 10 giây
Hít thở sâu trong 10 giây là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận

2. “Uốn lưỡi 7 lần” trước khi nói

Tức giận có thể khiến bạn khó kiểm soát lời nói và hành động của mình. Do đó, cách để kiềm chế cảm xúc nóng giận đó là giữ im lặng; không phản ứng; và bạn có thể bỏ đi để giúp bạn thấy bình tĩnh hơn.

3. Mở lòng, chia sẻ với người khác

Những lúc bạn thấy mình bình tĩnh, bạn hãy mở lòng và chia sẻ với người bạn tin tưởng để biết nguyên nhân khiến bạn cáu gắt là gì. Khi bạn chia sẻ, mọi người cũng có thể gợi ý một số cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bạn áp dụng.

Bạn cũng có thể mở lòng để nói rằng “điều này đang khiến tôi bực mình”; “tôi đang cảm thấy giận dữ và xin phép không phản hồi lúc này”;… cho mọi người hiểu cảm xúc của bạn là cách để bạn giải tỏa sự nóng giận của mình.

4. Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui

Tìm kiếm sự hài hước trong sự việc gây ra cơn nóng giận sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn “cười trừ” hoặc giải quyết hời hợt cho những vấn đề của mình; mà là nhìn nhận chúng theo cách nhẹ nhàng hơn.

5. Hỏi chắc chắn để không bị hiểu nhầm

Cảm xúc tức giận đôi khi khởi phát từ việc hiểu nhầm ý của người bạn đang nói chuyện. Việc đặt lại câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ ý của mọi người và kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình đúng cách.

Ví dụ, bạn có thể hỏi “mình đang hiểu của bạn là XXX, không biết có chính xác không?”; hoặc “cho mình hỏi rõ hơn ý của bạn là gì khi bạn nói XXX”.

6. Hạ “cái tôi” của bản thân để kiềm chế nóng giận

Tức giận đã khó kiểm soát, nhưng tự cho mình là nhất và mọi người phải nghe theo mình đôi khi sẽ khiến cảm xúc nóng giận của bạn khó quản lý hơn.

Do đó, bạn cần đặt cái tôi của mình qua một bên khi tìm cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả.

7. Rèn luyện thói quen đọc sách và thiền định

Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Thiền là thực hành giúp đưa tâm trí của bạn về cuộc sống hiện tại; từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm xúc nóng giận của bản thân. Thực hành ngay 4 bài tập thiền này để bạn biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình.

8. Đọc một câu thần chú bình tĩnh

Ngay bây giờ, bạn hãy chọn một cụm từ hoặc một câu nói giúp bạn kiểm soát cơn giận hiệu quả. Đó có thể là cụm từ “bình tĩnh”, “mọi việc sẽ ổn”, “nóng giận mất khôn”; hoặc một câu nói nào đó đại loại như vậy để nhắc nhở bản thân dừng lại một vài giây suy nghĩ trước khi hành động.

Sẽ không mấy dễ dàng để nhớ đến câu “thần chú” giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong lúc tức giận. Song, điều gì cũng có thể luyện tập và thực hiện thuần thục; cách kiềm chế cảm xúc nóng giận này cũng vậy.

Bạn hãy lặp đi lặp lại cụm từ này thành tiếng hoặc nói thì thầm nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nguôi ngoai để tránh những hậu quả đáng tiếc do cơn nóng giận gây ra.

9. Điều chỉnh suy nghĩ

Nếu bạn cảm thấy mình đang tức giận với một điều không như ý và không biết nên làm gì; hãy tìm một nơi hoặc một trò giải trí nào đó khiến bạn vui vẻ.

Một cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả khác là hãy nghĩ về những người bạn yêu thương hoặc điều gì đó khiến bạn hạnh phúc, bình yên và thoải mái. Đó có thể là chuyến du lịch sắp tới cùng gia đình, người yêu, bạn bè hoặc phúc lợi bạn sẽ được hưởng nếu hoàn thành tốt công việc…

Bạn hãy giữ suy nghĩ đó và bắt đầu tưởng tượng, hình dung bằng hình ảnh, mùi hương, âm thanh trong tâm trí cho đến khi bạn cảm thấy cơn giận nguôi ngoai và dễ chịu hơn.

10. Hãy thử vận động

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm căng thẳng và kiềm chế cảm xúc nóng giận đúng cách. Do đó, bạn hãy thử đi bộ, tập vài động tác yoga thư giãn hoặc là nhảy và hát theo nhạc.

Khi tâm trí tập trung vào chuyển động của cơ thể, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận nữa.

11. Tự kiểm tra lại quan điểm của bạn

Sự tức giận có thể khiến bạn không có đủ nhận thức chính xác về sự việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra hành động hoặc lời nói sai lầm.

Trong lần sau, nếu bạn cảm thấy mình sắp nóng giận, hãy rời khỏi cuộc nói chuyện hoặc tránh xa sự việc để có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại một lần nữa về quan điểm của bản thân. Khoảng thời gian này có thể khiến bạn không thoải mái nhưng nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc nóng giận đúng cách.

12. Thể hiện sự thất vọng

Nhiều người khuyên nhau không nên làm bất cứ điều gì trong lúc tức giận. Điều này chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác.

Trong một số trường hợp, cơn giận bị kìm nén bên trong sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Thay vào đó, bạn hãy cho phép bản thân thể hiện sự thất vọng trong chừng mực để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

13. Thay đổi môi trường

Hãy cho bản thân nghỉ ngơi bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình. Nếu bạn tức giận vì nhà cửa bừa bộn, cách kiềm chế cảm xúc nóng giận lúc này là hãy ra ngoài dạo chơi hoặc đi mua sắm.

Mọi thứ trong nhà sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.

14. Nhận biết nguyên nhân gây ra sự tức giận

Nếu tuyến đường bạn di chuyển đến nơi làm việc mỗi ngày hay bị kẹt xe và khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái nóng giận; hãy tìm một lộ trình khác thay thế hoặc đi làm sớm hơn để tránh kẹt xe.

Nếu tiếng ồn khiến bạn bực bội, hãy đeo tai nghe để thưởng thức những bản nhạc yêu thích. Tương tự, mỗi khi nóng giận, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân để từ đó biết nên làm gì khi cảm thấy tức giận.

Khi bạn không chắc chắn sự tức giận đến từ đâu, hãy nhắc nhở bản thân dành thời gian để ghi lại nhật ký hoạt động trong ngày. Điều này có vẻ khiến bạn mất nhiều thời gian, nhưng sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh khi đã ý thức điều gì khiến bạn tức giận.

15. Tập trung vào những điều có ý nghĩa 

Dân gian có câu nói: “Tâm an vạn sự an”. Điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.

Mỗi khi thấy tức giận, bạn hãy cố gắng “lái” tinh thần của bạn tập trung vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp hơn so với tác nhân gây ra sự giận dữ. Học cách biết ơn cũng là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bạn có thể cân bằng cảm xúc của mình.

16. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Thỉnh thoảng, cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, bạn có thể cần sự hỗ trợ từ chuyên gia.

Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách giúp bạn cân bằng cảm xúc của mình.

Kết luận

Chia sẻ hoặc tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về cảm xúc tức giận là gì, nguyên nhân vì sao bạn dễ tức giận và những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận mà HelloBacsi đã gợi ý ở trên.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Controlling anger before it controls you
http://www.apa.org/topics/anger/control
Ngày truy cập: 06.06.2024

2. Anger management
http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle
Ngày truy cập: 06.06.2024

3. Anger Management
https://www.helpguide.org/articles/relationships-communication/anger-management.htm
Ngày truy cập: 06.06.2024

4. Control anger before it controls you
https://www.apa.org/topics/anger/control
Ngày truy cập: 06.06.2024

5. Anger Management
https://centerforprevention.org/counseling/anger-management/
Ngày truy cập: 06.06.2024

Phiên bản hiện tại

06/06/2024

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Cảnh báo tác hại khôn lường của cơn tức giận khi cãi vã

Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 06/06/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo