backup og meta

Sưng bàn chân, sưng mắt cá chân: Nguyên nhân do đâu?

Sưng bàn chân, sưng mắt cá chân: Nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng sưng mắt cá chân hoặc mu bàn chân bị sưng phù khá phổ biến và ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Vậy nhưng hầu hết mọi người lại rất chủ quan, không phải ai cũng đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách điều trị khi bị sưng chân.

Nếu đang bị sưng mắt cá chân hay bàn chân, nhất là tái phát thường xuyên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Sưng mắt cá chân hoặc sưng chân là bệnh gì?

Về cơ bản, đây không phải là bệnh lý mà là triệu chứng. Tình trạng mắt cá và/hoặc mu bàn chân bị sưng phù được gọi là phù ngoại biên, thường liên quan đến tụ dịch tại đây. Sưng mắt cá chân và bàn chân ít khi gây đau, trừ khi do chấn thương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân là gì?

sưng mắt cá chân và bàn chân

Người có mắt cá hoặc mu bàn chân bị sưng phù thường sẽ có kèm những biểu hiện như:

  • Khu vực bị sưng có màu đỏ và cảm thấy ấm khi chạm vào
  • Da căng bóng
  • Sốt

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể tồi tệ hơn như:

  • Đau hoặc tức ở vùng ngực
  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn, bối rối
  • Cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc mờ nhạt;
  • Khó thở

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng chân bị sưng thường không gây ra vấn đề nhưng đôi khi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng bàn chân hoặc mắt cá. Trong hầu hết các trường hợp, sưng chân xảy ra do:

  • Thừa cân, béo phì có thể làm giảm lưu thông máu, gây ứ đọng dịch và sưng chân
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài khiến dịch trong cơ thể không được chuyển về tim bởi vì lúc đó các cơ bắp không hoạt động
  • Một số bệnh lý ảnh hưởng đến sự lưu thông máu như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và suy tĩnh mạch chi dưới
  • Phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ
  • Mang giày không vừa chân
  • Bị thương phần chân như bong gân mắt cá chân, bong gân bàn chân, gãy xương bàn chân

sưng mắt cá chân và bàn chân do tác dụng phụ của thuốc

Sưng bàn chân, chân, mắt cá cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc đặc biệt, chẳng hạn như:

Hơn nữa, những loại thuốc này có thể làm giảm lưu thông máu, khiến mắt cá và bàn chân bị sưng phù. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ thuốc đang dùng gây sưng chân. Không nên ngừng thuốc trước khi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám nếu thấy mắt cá chân và bàn chân bị sưng đau kèm theo đau tăng nặng, loét, rộp, đỏ hay chảy dịch tại đây.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng này?

Sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, các yếu tố góp phần khiến mắt cá hoặc mu bàn chân bị sưng phù còn có thể kể đến như:

Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh.

Để giúp chẩn đoán nguyên nhân sưng chân, bác sĩ còn có thể tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • X-quang
  • Siêu âm
  • Điện tâm đồ

Điều này rất quan trọng vì đôi khi, sưng mắt cá chân và sưng mu bàn chân là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị càng sớm càng tốt.

chẩn đoán nguyên nhân sưng mắt cá chân, bàn chân

Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?

Nếu chân bị sưng đau có liên quan đến một thói quen, lối sống hay một chấn thương nhỏ, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống (được đề cập phía dưới) hoặc sử dụng vớ nén.

Vớ nén với tác dụng co bóp nhẹ vào chân sẽ thúc đẩy máu lưu thông lên các vùng phía trên của cơ thể tốt hơn, tránh dịch bị ứ đọng ở mắt cá chân và bàn chân do trọng lực. Vớ nén có nhiều cấp độ từ nén nhẹ, trung bình đến mạnh; rất dễ mua tại các nhà thuốc.

Sự sưng tấy có thể giảm đi sau khi sử dụng thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và thường được sử dụng chỉ khi các biện pháp khác không giúp giảm tình trạng sưng mắt cá chân và mu bàn chân.

Nếu sưng chân là bệnh gì đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp với từng trường hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp giảm tình trạng sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bàn chân bị sưng hoặc mắt cá chân bị sưng phù:

  • Nâng chân lên cao bất cứ khi nào bạn đang nằm. Chân cần được đặt ở vị trí cao hơn tim. Bạn có thể muốn đặt một cái gối dưới chân để thoải mái hơn
  • Vận động và tập trung vào giãn cơ và di chuyển chân
  • Giảm lượng muối ăn, điều này có thể làm giảm lượng chất lỏng có nguy cơ tích tụ ở chân
  • Bổ sung magie bằng các loại thực phẩm giàu magie như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, các loại hạt, cải bó xôi, socola đen
  • Tránh mặc các loại quần áo bó bắp đùi; luôn đi giày vừa vặn
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Đứng lên hoặc di chuyển xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đặc biệt là nếu bạn đang ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về tình trạng sưng mắt cá chân và bàn chân, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nhất đâu là nguyên nhân và giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Swollen Feet and Ankles: Treatments to Try https://health.clevelandclinic.org/6-best-ways-relieve-swollen-feet-ankles-home/ Ngày truy cập: 9/12/2021

6 Possible Reasons Why You Have Swollen Feet, Ankles or Legs https://www.keckmedicine.org/6-possible-reasons-why-you-have-swollen-feet-ankles-or-legs/ Ngày truy cập: 9/12/2021

Foot, leg, and ankle swelling https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/foot-leg-and-ankle-swelling Ngày truy cập: 9/12/2021

Swollen ankles, feet and legs (oedema) https://www.nhs.uk/conditions/oedema/ Ngày truy cập: 07/05/2021

Leg swelling http://www.mayoclinic.org/symptoms/leg-swelling/basics/definition/sym-20050910 Ngày truy cập: 07/05/2021

Causes and signs of edema https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279409/ Ngày truy cập: 07/05/2021

Phiên bản hiện tại

09/12/2021

Tác giả: Mạnh Thắng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Phù nề chân có nguy hiểm không? 10 nguyên nhân phù chân thường gặp

Bong gân bàn chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 09/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo