Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Tùy theo thể trạng mà mỗi người có khả năng phản ứng với thuốc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, việc đối phó với các tác dụng phụ này cũng không quá phức tạp.
Thuốc chống thải ghép, hay còn được biết đến là thuốc ức chế miễn dịch, là một loại thuốc kê toa mà bạn bắt buộc phải dùng sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Chức năng của các loại thuốc này là giúp cơ thể không đào thải cơ quan được cấy ghép vào.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có công dụng khá mạnh, dẫn đến việc toàn bộ cơ thể có thể bị ảnh hưởng chứ không riêng hệ miễn dịch, cụ thể hơn là tế bào bạch cầu.
Bạn chắc chắn không thể nào tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng quá vì chúng khá đơn giản để chữa trị cũng như kiểm soát.
Tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép
Theo các chuyên gia thống kê, số lượng tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép tương đối nhiều. Chúng khá đa dạng, tùy thuộc vào sự kết hợp giữa những loại thuốc mà bạn được kê đơn sau phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Dưới đây là danh sách về một số tác dụng phụ phổ biến mà bạn dễ gặp phải:
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Đau đầu
- Cao huyết áp
- Nồng độ cholesterol trong máu cao
- Mặt sưng vù
- Thiếu máu
- Viêm khớp
- Loãng xương
- Tăng khẩu vị hay ăn ngon miệng hơn
- Tăng cân
- Khó ngủ
- Tâm trí không tỉnh táo (lúc nào cũng cảm thấy lâng lâng)
- Chân tay sưng tấy và ngứa
- Mụn trứng cá và các vấn đề về da liễu
- Run rẩy
- Rụng tóc hoặc tóc mọc không kiểm soát
- Đái tháo đường
Bạn có thể cảm thấy bất ngờ với độ dài của danh sách trên. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì không phải ai cũng gặp phải những phản ứng phụ như thế này. Một người nhận ghép tạng có thể bị tác dụng phụ hoàn toàn khác hẳn so với những người nhận ghép tạng khác. Tất cả đều tùy thuộc vào thể trạng cũng như điều kiện y tế của mỗi người.
Bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt nếu bản thân xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào, để họ có thể thay đổi loại thuốc điều trị hoặc tìm phương án giải quyết những vấn đề này. Đừng im lặng và chịu đau.
Những loại thuốc được kê toa sau phẫu thuật cấy ghép nội tạng
Trong một số trường hợp sau khi thực hiện cấy ghép nội tạng, bạn có thể cần dùng nhiều loại thuốc khác để đối phó với tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch. Chẳng hạn như:
Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và thuốc kháng virus
Cả 3 loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và thuốc kháng virus đều điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng khi hệ miễn dịch bị ức chế.
Thuốc chống lở loét
Công dụng của thuốc chống lở loét là điều trị những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề tích tụ chất thải hoặc huyết áp cao.
Một số người sau ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng chỉ cần dùng thuốc trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Theo thời gian, bác sĩ sẽ giảm liều lượng của thuốc chống thải ghép xuống. Lúc bấy giờ, các tác dụng phụ có thể giảm bớt hoặc biến mất hoàn toàn.
Vì người nhận ghép tạng thật sự dùng rất nhiều loại thuốc sau ca phẫu thuật, nên họ phải vô cùng cẩn thận với những về đề liên quan đến sự tương tác giữa các loại thuốc với nhau hay thuốc với cơ thể con người. Hãy đảm bảo rằng các chuyên viên chăm sóc sức khỏe nắm rõ toàn bộ những loại thuốc cùng liều lượng của chúng cũng như liệu trình điều trị mà bạn sử dụng, bao gồm cả thuốc không cần kê đơn hoặc thảo dược hay thực phẩm chức năng dùng thêm.
Bạn cần chú ý, ngay cả một số loại thực phẩm như nước ép bưởi cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.
[embed-health-tool-bmi]