backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phẫu thuật tạo hình dương vật: phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

    Phẫu thuật tạo hình dương vật: phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam

    Phẫu thuật tạo hình dương vật là bước cuối cùng của quá trình phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam. Cũng giống như bất kỳ thủ thuật khác, phẫu thuật tạo hình dương vật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

    Phẫu thuật tạo hình dương vật là thủ thuật để tạo hoặc tái tạo lại dương vật, đây là bước cuối cùng trong quá trình phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam. Phẫu thuật này có thể cần thiết cho người chuyển giới hoặc những người không rõ giới tính. Các tình trạng khác có thể được phẫu thuật tạo hình dương vật bao gồm chấn thương thực thể, ung thư và dị tật bẩm sinh.

    Phẫu thuật tạo hình dương vật nhằm mục đích tạo ra một dương vật không chỉ làm hài lòng về mặt trực quan, kích thước đúng mà còn giúp người chuyển giới có khả năng cảm nhận và đi tiểu ở tư thế đứng. Phần lớn phẫu thuật tạo hình dương vật gồm nhiều ca phẫu thuật, làm cho thủ thuật này khá phức tạp. Radial forearm free-flap (RFF) được coi là “tiêu chuẩn vàng’ cho phẫu thuật tái tạo dương vật. Cách này liên quan đến việc lấy một vạt da từ cẳng tay của người chuyển giới để tái tạo dương vật.

    Quy trình thực hiện phẫu thuật tạo hình dương vật

    Như đã đề cập ở trên, trong phẫu thuật tái tạo dương vật, bác sĩ sẽ lấy một vạt da từ cơ thể của bạn. Vạt da này có thể được lấy hoàn toàn hoặc một phần. Vạt da cung cấp mô được sử dụng để tạo niệu đạo và trục theo cấu trúc ống trong ống. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cuộn ống lớn hơn xung quanh ống nhỏ hơn. Sau đó, họ sẽ lấy mảnh da ghép từ các vùng khác của cơ thể, nơi bạn không nhìn thấy vết sẹo và nuôi da ghép ở khu vực cần cấy.

    Vì chiều dài niệu đạo của nữ không bằng niệu đạo nam, bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo dài niệu đạo và điều chỉnh sao cho nước tiểu có thể chảy ra từ đầu dương vật. Âm vật không bị ảnh hưởng và nằm gần gốc của dương vật mới, vì vậy bạn vẫn có thể nhận được kích thích và đạt được khoái cảm sau khi phẫu thuật.

    Một số thủ thuật liên quan khi thực hiện phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam gồm:

    • Cắt bỏ tử cung
    • Loại bỏ buồng trứng
    • Cắt bỏ âm đạo hoặc đốt niêm mạc âm đạo để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ âm đạo
    • Tái tạo dương vật mới
    • Cắt bìu để đưa môi trong vào trong bìu, có hoặc không có tinh hoàn cấy ghép
    • Tạo hình niệu đạo để kéo dài và treo niệu đạo bên trong dương vật mới
    • Tạo hình đầu dương vật để dương vật có hình thái giống đầu dương vật khi chưa cắt bao quy đầu
    • Cấy ghép dương vật cho phép cương cứng

    Nhiều người chọn thực hiện tất cả các thủ thuật. Một số người lựa chọn một số thủ thuật cùng một lúc. Những người khác muốn thực hiện mỗi thủ thuật một lần. Để hoàn thành các thủ thuật này, người chuyển giới cần một nhóm bác sĩ phẫu thuật với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như phụ khoa, tiết niệuphẫu thuật thẩm mỹ.

    Bạn có thể gặp những rủi ro hoặc biến chứng nào sau phẫu thuật?

    Cũng giống như bất kỳ ca phẫu thuật khác, những người trải qua phẫu thuật tái tạo dương vật có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương mô và đau. Các biến chứng cụ thể hơn bao gồm lỗ rò niệu đạo, niệu đạo hẹp (niệu đạo hẹp dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu), mất vạt da ghép (mô cấy ghép bị chết), vết thương bị vỡ (vỡ dọc theo đường rạch), chảy máu vùng chậu hoặc đau, chấn thương bàng quang hoặc trực tràng, mất cảm giác, cần dẫn lưu lâu dài (chảy nước hoặc dịch tại chỗ vết thương đòi hỏi băng gạc).

    Vùng cung cấp mảnh da ghép cũng có nguy cơ bị biến chứng như sẹo hoặc đổi màu, vết thương không lành, tạo mô mới (đỏ, da sần sùi ở vết thương), giảm tính di động (hiếm), bầm tím, giảm cảm giác và đau.

    Hello Health Group không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo