backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lắp chân giả: Các bước cần chuẩn bị và lộ trình thực hiện

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/02/2022

Lắp chân giả: Các bước cần chuẩn bị và lộ trình thực hiện

Lắp chân giả là một trong những giải pháp giúp những người khuyết tật bẩm sinh hoặc vì lý do nào đó phải đoạn chi có thể đi lại được. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều mơ hồ về các bước cần chuẩn bị và quy trình để lắp ráp chân giả. 

Hãy cùng tìm hiểu về Hello Bacsi về kỹ thuật này nhé!

Tìm hiểu chung

Lắp chân giả là gì? 

Chân giả (hay còn gọi là chi giả) là dụng cụ bắt chước chức năng của phần chân bị mất đi. Đôi lúc, loại dụng cụ này còn được thiết kế có hình dáng giống như chân thật. 

Tùy vào tình trạng chấn thương và loại chi giả được lắp ráp mà một số người sau khi lắp chân giả vẫn cần gậy, khung hoặc nạng để di chuyển. Trong khi đó một số người có thể tự đi lại với chân giả mà không cần thêm dụng cụ hỗ trợ. 

Có thể bạn quan tâm: Phẫu thuật kéo dài chân: Những điều nhất định phải biết!

Lắp chân giả không dành cho tất cả mọi người mất chi

Mặc dù người bị đoạn chi sẽ có thể tự do làm chủ sinh hoạt hằng ngày nhờ vào sử dụng chân giả. Nhưng không phải ai cũng thích hợp để lắp chân giả. Bác sĩ sẽ thăm khám và trao đổi cùng bạn một số câu hỏi sau đây để xác định xem bạn có phù hợp để lắp chân giả hay không: 

  • Có đủ mô mềm để đệm cho phần xương còn lại hay không? 
  • Mức độ đau của bạn đang là bao nhiêu? 
  • Tình trạng da ở chi như thế nào? 
  • Biên độ chuyển động của chi còn lại là bao nhiêu? 
  • Chân còn lại có khỏe không? 
  • Mức độ hoạt động của chân trước khi cắt cụt chi là như thế nào? 
  • Mục tiêu của bạn để di chuyển với chân giả là gì? 

chuẩn bị trước khi lắp chân giả

Ngoài ra loại dụng cụ chân giả (chân giả trên gối hay dưới gối) hay nguyên nhân phải đoạn chi cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Chẳng hạn như việc sử dụng chân giả dưới gối dễ dàng hơn chân giả trên gối. Hoặc người cắt bỏ chi do bệnh mạch máu sẽ gặp khó khăn khi sử dụng chân giả hơn người khỏe mạnh phải đoạn chi vì tai nạn…

Thận trọng

Một số khó khăn có thể gặp phải khi học cách dùng chân giả

Tập đi trên chân giả là một vấn đề thách thức. Mặc dù đã phục hồi chức năng nhưng bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề như: 

  • Đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis) có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của chân giả và các vấn đề về da. 
  • Thay đổi hình dạng chi còn lại. Điều này thường xảy ra trong vòng 1 năm đầu khi lắp chân giả. 
  • Yếu chi còn lại, có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chân giả lâu dài.
  • Đau chân phần bên lắp chân giả dữ dội, ảnh hưởng đến việc đi lại với dụng cụ này. 

Quy trình

quy trình lắp chân giả

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi lắp chân giả? 

Trước tiên, bạn cần được tư vấn rõ ràng để cùng bác sĩ đưa ra quyết định lắp chân giả và lộ trình phục hồi sau đó. Nếu đã quyết định lắp chân giả, quy trình này thường diễn ra sớm nhất sau khi phẫu thuật đoạn chi từ 6-8 tuần, trừ người bị rối loạn nhịp tim hoặc đa chấn thương. Thời gian này cũng sẽ kéo dài hơn nếu bạn bị đoạn chi do rối loạn mạch máu. Một số bước cần chuẩn bị trước khi lắp chân giả bao gồm: 

  • Trị liệu phù nề ngay ngày đầu tiên bằng cách băng bó nhẹ nhàng. Phần chi còn lại sau khi cắt được nâng cao hơn mức của tim để thúc đẩy tĩnh mạch hoạt động bình thường trở lại. 
  • Bệnh nhân phải giữ thẳng chi còn lại, không kê gối ở dưới khớp. Khuyến khích nên nằm sấp, để đầu tránh xa bên bị cắt chi ít nhất 30 phút/ngày. Khi ngồi trên xe lăn, phải sử dụng một tấm ván phẳng kê bên dưới phần chi còn lại, thay vì để nó treo lơ lửng khi gập đầu gối. Nếu không tuân thủ đúng, bệnh nhân có thể bị co cứng vào thời điểm lắp chân giả.
  • Bệnh nhân được khuyến khích vận động chi còn lại và các khớp còn lại nhiều lần trong ngày. 
  • Bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn để chăm sóc và băng bó vết thương đúng cách. 
  • Tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp của chi còn lại. 
  • Điều trị sẹo để chuẩn bị cho việc lắp ráp phụ kiện chỉnh hình – phục hồi chức năng. 

Có thể bạn quan tâm: Xử nhanh chứng đau xương cụt với các bài tập Yoga

Quá trình lắp chân giả diễn ra như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc lắp chân giả. Quá trình lắp ráp có thể diễn ra theo trình tự sau đây: 

  • Chuẩn bị và lắp ráp lớp lót. Đây là một bộ phận mềm làm bằng gel silicon, polyurethane hay copolymer; tiếp xúc trực tiếp với da, giữ cho việc đeo chân giả được thoải mái, kéo dài thời gian sử dụng cho chân giả. 
  • Sau khi lắp lớp lót phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành lắp ổ cắm chi giả chẩn đoán, đồng thời sửa đổi sao cho đường viền của ổ cắm phù hợp với bệnh nhân. 
  • Khi đã xác định được ổ cắm giả phù hợp từ ổ cắm chẩn đoán, bác sĩ sẽ chuyển sang lắp ổ cắm nhiều lớp. Bộ phận này sẽ được thiết kế phù hợp với mỗi người, giúp chân giả gắn vào cơ thể. 
  • Chân giả sẽ được đeo vào người bệnh nhân qua hệ thống treo với ổ cắm (có nhiều lựa chọn như chốt khóa hay hút chân không,…). Điều này có thể cho phép người bệnh tháo/lắp chân giả nhiều lần. 

Phục hồi

phục hồi sau khi lắp chân giả

Phục hồi và tập luyện sau khi lắp chân giả 

Quá trình phục hồi chức năng đã bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật đoạn chi, để chuẩn bị cho việc lắp chân giả. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần khoảng 2 tuần sau khi lắp ráp chi giả để tập cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ chỉnh hình này. Trong giai đoạn này, người bệnh, người thân và bác sĩ, các chuyên viên vật lý trị liệu cần phối hợp chặt chẽ với nhau, để trợ giúp việc tập đi cho bệnh nhân hiệu quả nhất.  

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/02/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo