Bạn nên thực hiện các động tác trên đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp giảm các cơn đau xương cụt hiệu quả nhé. Nếu cơn đau trở nặng, một giải pháp khác dành cho bạn là dùng thuốc giảm đau như nhóm thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) để đối phó với cơn đau hữu hiệu.
4. Tư thế con mèo

Bài tập chữa đau xương cụt này giúp lưng và bụng tăng sức mạnh, hỗ trợ cột sống, từ đó giúp giảm nguy cơ gặp phải tình trạng tự nhiên bị đau xương cụt:
Thực hiện:
- Đặt tay và gối trên sàn, giống như tư thế bò
- Hai tay bằng vai và hai gối cách nhau một khoảng bằng hông
- Hít sâu vào và võng lưng xuống
- Thở hết hơi ra và gù lưng lên, cúi đầu và gập cằm
- Lặp lại khoảng 5 đến 10 lần.
5. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang làm mạnh cột sống và các cơ xung quanh, giúp kéo giãn lưng tuyệt đối.
Thực hiện:
- Nằm sấp. Đặt hai tay chạm sàn cạnh vai. Hít sâu, nâng hai vai và ngực lên, sao cho phần bụng và hông đặt trên sàn, giúp tư thế gia tăng súc mạnh bằng cách sử dụng cơ bụng
- Mở rộng ngực. Nhìn thẳng và không nhướn cổ về trước
- Giữ khoảng 5 nhịp thở. Trong lần thở ra, hãy nằm áp xuống sàn. Thực hiện 5 lần.
6. Tư thế cúi gập

Thoạt nhìn, tư thế này có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, tư thế yoga này chữa trị đau xương cụt rất hiệu quả. Trọng lượng cơ thể sẽ làm dài cột sống và đè áp lực lên xương cụt, đồng thời cũng sẽ kéo dài gân khoeo.
Thực hiện:
- Bắt đầu tư thế ngọn núi với hai chân dang rộng bằng hông, đặt hai tay hai bên người
- Hít vào, nâng hai cánh tay hướng lên trần và nhìn lên trần
- Cong xương bả vai sao cho lưng thẳng
- Thở ra, thả hai tay xuống
- Tiếp đến, gập người sao cho ngực bằng với đùi
- Chạm hai tay vào cổ chân hay miếng thảm
- Giữ tư thế khoảng 10 đến 15 giây, hít thở nhịp nhàng.
7. Vặn mình
Động tác này giúp giảm căng lưng dưới và gia tăng sức mạnh cột sống, ngực và thân mình. Để thực hiện bài tập chữa đau xương cụt này, bạn cần:
- Nằm ngửa. Hai chân đặt trên sàn, gập hai gối
- Mở rộng hai cánh tay theo hình chữ T
- Xoay hai gối hướng về ngực bên phải
- Giữ hai gối ép chặt vào nhau
- Sau 10 giây, xoay gối về vị trí cũ. Lặp lại với bên còn lại.
Những bài tập trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau xương cụt hiệu quả. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs). Sau đó, tùy thuộc và thể trạng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng những phác đồ điều trị phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!