Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Gây mê có những rủi ro nào và phòng tránh ra sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 04/08/2020

    Gây mê có những rủi ro nào và phòng tránh ra sao?
    Quảng cáo

    Gây mê thường an toàn với hầu hết tất cả các bệnh nhân, kể cả những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt. Tuy nhiên những rủi ro của gây mê cũng có thể xảy ra khi bạn thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản trước khi thực hiện gây mê để bảo đảm an toàn cho bản thân nhé.

    Các rủi ro của phương pháp gây mê là gì?

    Gây mê có thể xảy ra một vài rủi ro như:

    • Sau gây mê, bệnh nhân có thể cảm thấy đau họng, gặp một số vấn đề liên quan đến tim hoặc buồn nôn;
    • Trong trường hợp sử dụng thuốc mê tại chỗ với liều lượng quá nhiều, lượng thuốc vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến tim và não;
    • Sau khi thực hiện gây tê tủy sống, một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu.

    Làm thế nào để tránh những rủi ro trên?

    Có rất nhiều cách để giảm thiểu được nguy cơ xảy ra rủi ro.

    Bạn nên yêu cầu bác sĩ thay thế phương pháp gây mê toàn thân bằng phương pháp khác trong trường hợp ca phẫu thuật không cần thiết phải sử dụng đến phương pháp này. Gây tê tại chỗ hoặc gây tê tủy sống là những phương pháp thay thế khả thi.

    Bên cạnh đó, bạn nên xác nhận lại với bác sĩ một lần nữa về phương pháp gây mê đã được chọn cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra bạn cũng nên hỏi bác sĩ rằng tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn có gây ảnh hưởng đến những rủi ro có thể gặp phải hay không.

    Bạn nên thông báo cho bác sĩ thông tin tiền sử bệnh lý của mình cũng như của người thân. Một số người bị di truyền các chứng dị ứng với thuốc gây mê từ người thân sẽ gây nguy hiểm khi thực hiện phương pháp này.

    Vào đêm trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên ăn bất cứ thứ gì vì có thể dẫn đến viêm phổi hít, ngăn sự vận chuyển oxy đến phổi trong quá trình gây mê. Nếu bạn lỡ ăn uống vào đêm trước phẫu thuật hãy thông báo ngay cho đội ngũ bác sĩ để hoãn hoặc hủy ca phẫu thuật. Ngoài ra trước khi phẫu thuật 1 tuần, bạn nên dừng uống các loại thuốc thảo mộc và các loại vitamin đã được bác sĩ nhắc trước đó. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc gây mê.

    Một số loại thuốc gây mê sẽ ít gây cảm giác mệt mỏi hơn những loại còn lại. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chọn ra loại thuốc phù hợp và an toàn nhất.

    Bạn sẽ được cung cấp các loại thuốc giảm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn (hay còn được gọi là thuốc chống nôn) trong quá trình gây mê.

    Bạn có thể thực hiện truyền dịch tĩnh mạch qua một ống thông. Dung dịch sẽ đi qua một ống nhựa nhỏ được đặt ở ven tĩnh mạch, còn được gọi là truyền dịch nhỏ giọt. Một vài nghiên cứu nói rằng việc truyền dịch có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn với một số người.

    Bạn nên thông báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết. Việc này rất cần thiết vì sẽ giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi gây mê.

    Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

    • Gây mê có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
    • 4 loại gây mê, gây tê phổ biến nhất bạn cần biết

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 04/08/2020

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo