Trong Đông y, trúng gió thuộc nhóm bệnh thời khí do sự thay đổi của thời tiết. Còn trong Tây y, trúng gió được gọi là cảm mạo. Vậy khi bị trúng gió nên làm gì và làm thế nào để phòng ngừa trúng gió là những thông tin cần biết để xử lý kịp thời khi cần thiết.
Trúng gió là gì? Có những biểu hiện gì?
Dân gian cho rằng, trúng gió là khi cơ thể bị “gió độc” xâm nhập gây nên các triệu chứng như: ớn lạnh (gáy, sống lưng, tay, chân), sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải, chân tay co cứng… Các yếu tố thời tiết giao mùa hoặc thay đổi một cách đột ngột như: nắng, mưa, gió, lạnh khiến cơ thể không kịp thích ứng sẽ gây nên hiện tượng trúng gió, nhất là ở những người có sức đề kháng yếu.
Trúng gió hay chính là cảm mạo thường bao gồm các triệu chứng như:
- Hắt hơi, sổ mũi, nôn mửa, chóng mặt và nhức đầu.
- Ớn lạnh, đau nhức vai gáy và toàn thân.
- Méo miệng – một trong những biểu hiện thường thấy ở người bị trúng gió, mắt không nhắm được, miệng và nhân trung méo về một bên, chảy nước miếng, nước mắt và nói cười khó khăn. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị vẹo cổ, liệt nửa mặt.
Bị trúng gió nên làm gì?
Khi bị trúng gió, nếu không có những hướng xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ để lại di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể. Vậy khi bị trúng gió nên làm gì? Theo quan niệm đông và tây y sẽ có những cách xử lý khác nhau khi bị trúng gió. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
Cách chữa trúng gió trong Đông y
- Làm ấm cơ thể bằng cách uống trà gừng hoặc uống nước ấm hòa gừng tươi giã nát.
- Giữ ấm lòng bàn chân bằng cách thoa dầu nóng, xoa bóp
- Ăn cháo hành nóng hoặc tía tô khi người bệnh đã tỉnh táo và phục hồi
- Thoa dầu nóng ở các vị trí thái dương, đầu mũi, sau tai, cổ, huyệt nhân trung
- Nếu người bệnh bất tỉnh, dùng ngón tay bấm vào huyệt nằm ở dưới gốc mũi (còn gọi là huyệt nhân trung). Lưu ý, kê cao chân của bệnh nhân để đầu ở vị trí thấp hơn, tăng lưu lượng máu lên não.
- Tránh tuyệt đối gió lạnh và giữ ấm hoàn toàn cho cơ thể.
- Dân gian thường hay cạo gió, giác hơi để trị trúng gió, tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với người cao huyết áp và phụ nữ mang thai.
Cách chữa trúng gió trong Tây y
Trong Tây y, khi bị trúng gió nên làm gì? Thông thường khi trúng gió, các bác sĩ sẽ cho người bệnh uống các loại thuốc cảm mạo như: paracetamol, paradol… hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng trúng gió như: hạ sốt, giảm đau và tăng đề kháng cho cơ thể bằng vitamin C. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn.
Bị trúng gió nên ăn gì để cơ thể mau phục hồi?
Bị trúng gió nên làm gì? Sức khỏe của người vừa trúng gió rất yếu. Vì thế, người bệnh cần chú trọng trong việc ăn uống để cơ thể nhanh phục hồi. Dưới đây là những thực phẩm người vừa bị trúng gió nên ưu tiên sử dụng:
Gừng
Giúp làm ấm cơ thể, lưu thông mạch máu, kháng viêm, giảm đau nhức. Bạn có thể kết hợp gừng với mật ong hoặc chanh để tăng hiệu quả.
Cam
Đây là loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể ăn cam hoặc uống nước cam vắt sau khi bị trúng gió để cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
Cháo hành, cháo tía tô nóng
Trong tía tô và hành lá có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, cơ thể mới ốm dậy vẫn còn rất yếu và ăn cháo sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn, nhẹ nhàng hơn. Từ đó giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn nên ăn cháo khi còn nóng để làm ấm cơ thể sau khi bị trúng gió.
Cách phòng ngừa trúng gió
Tăng đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất và tập luyện thể dục, thể thao là một trong những cách giảm thiểu nguy cơ bị trúng gió. Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để tránh trúng gió:
- Giữ ấm tai, cổ, đầu khi thời tiết trở lạnh, không nên ra đường vào thời điểm quá khuya hoặc quá sớm để tránh sương và gió lạnh.
- Sau khi tắm cần lau khô, giữ ấm cơ thể ngay, gió lớn hoặc nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt. Hạn chế tắm nước quá lạnh, tắm khuya hoặc tắm khi đang say rượu bia.
- Nên ngủ nơi kín gió, tránh để gió lùa vào phòng
- Không nên bước xuống giường ngay sau khi ngủ dậy, hãy nằm trên giường một lát để cơ thể tỉnh táo.
- Khi di chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp như từ máy lạnh ra trời nắng nóng, cần đứng gần cửa để cơ thể dần thích nghi với sự chuyển đổi nhiệt độ rồi mới bước hẳn ra ngoài.
- Tránh để hơi lạnh của điều hòa phả vào gáy, thực hiện 1 vài động tác vận động nhẹ nhàng khu vực cổ, vai, gáy để máu lưu thông.
- Luôn chuẩn bị sẵn mũ, khẩu trang, khăn quàng cổ để sử dụng ngay khi trời trở lạnh đột ngột.
Hy vọng những kiến thức vừa rồi đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi bị trúng gió là bệnh gì và khi bị trúng gió nên làm gì. Hãy thường xuyên tuân thủ các lưu ý trên và tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng cũng như là vận động cơ thể để tránh bị trúng gió, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ.
[embed-health-tool-bmi]