backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Mách bạn cách giảm đau nhức bàn tay hiệu quả với 7 bài tập đơn giản

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 06/06/2022

    Mách bạn cách giảm đau nhức bàn tay hiệu quả với 7 bài tập đơn giản

    Đau nhức khớp tay, đau nhức bàn tay được xem là trở ngại lớn đối với hầu hết người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể thử cách giảm đau nhức bàn tay với các động tác đơn giản tại nhà.

    Đau nhức khớp tay khiến bạn ngại vận động. Tuy nhiên, càng ít cử động thì tình trạng bệnh lại càng diễn biến xấu. Dưới đây là 7 bài tập giúp đơn giản giúp giảm tình trạng ngón tay, bàn tay bị đau nhức để bạn có thể cải thiện sức khỏe và tha hồ tận hưởng các hoạt động mà mình yêu thích.

    Cách giảm đau nhức bàn tay bằng thuốc

    Sụn, một lớp đệm giống như cao su bao phủ xương, có chức năng giữ cho các khớp khỏi sự ma sát với nhau trong các hoạt động hàng ngày. Viêm khớp làm cho sụn bị bào mòn và dẫn đến viêm, sưng tấy và cứng khớp khi bạn vận động. Điều này gây ra tình trạng đau nhức khớp tay và có thể dẫn đến các biểu hiện như bàn tay bị đau nhức, đau nhức mu bàn tay, đau nhức xương bàn tay…

    Có rất nhiều phương pháp điều trị đau nhức bàn tay. Bước điều trị đầu tiên là dùng thuốc giảm đau như dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs), corticosteroid và các thuốc giảm đau khác. Nếu các loại thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm steroid để hỗ trợ điều trị đau nhức khớp. Ngoài việc dùng thuốc, vận động với các bài tập phù hợp cũng giúp giảm bớt sự khó chịu ở tay do đau nhức khớp tay.

    7 bài tập giúp giảm tình trạng bàn tay bị đau nhức

    Cách giảm đau nhức bàn tay

    Bài tập 1: Tạo nắm đấm tay

    Bất cứ khi nào cảm thấy cứng khớp, bàn tay bị đau nhức, bạn có thể thực hiện bài tập này. Bắt đầu bằng cách nắm bàn tay sao cho ngón cái nằm bên trong các ngón còn lại và hướng nắm đấm lên phía trên. Không dùng quá nhiều lực để nắm mà chỉ nên ở mức độ chắc chắn vừa phải. Sau đó, từ từ mở bàn tay ra. Thực hiện bài tập này 10 lần trên mỗi bàn tay.

    Bài tập 2: Cong ngón tay

    Đối với người mới bắt đầu, giữ tay thẳng, ngón cái tạo một góc 90 độ so với các ngón tay khác. Cong ngón tay cái vào lòng bàn tay và giữ khoảng một vài giây, sau đó duỗi thẳng. Bạn lặp lại động tác ở mỗi ngón tay sau đó di chuyển qua bàn tay kia.

    Bài tập 3: Co ngón cái

    Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng vị trí giống với bài tập số 2, nhưng thay vì chỉ uốn cong ngón tay, cố gắng để ngón cái chạm tới chỗ dưới cùng của ngón út. Nếu bạn không thể chạm được ngón út thì cũng không sao cả. Cố gắng giữ vị trí đó trong 2−3 giây và lặp lại khoảng 10 lần. Sau đó chuyển sang tay kia.

    Bài tập 4: Tạo hình chữ O

    Dùng ngón tay của bạn để tạo hình chữ O sao cho ngón tay cái hướng lên trên, gần như chạm vào ngón trỏ. Bạn giữ tư thế này trong ít nhất 5−20 giây. Lặp lại 2−10 lần, mỗi hai lần một ngày.

    Bài tập 5: Co tay trên bàn

    Đặt bàn tay của bạn trên bàn với ngón út và lòng bàn tay ở một bên chạm vào bàn sao cho tay cái hướng lên. Từ vị trí này, cong ngón cái hướng về phía lòng bàn tay của bạn. Giữ vị trí này trong vài giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần và sau đó bạn thực hiện tương tự với tay còn lại.

    Bài tập 6: Nâng ngón tay

    Bạn đặt bàn tay lên trên mặt bàn với lòng bàn tay hướng xuống. Nâng từng ngón tay lên sau đó từ từ hạ thấp, bắt đầu bằng ngón tay cái. Giữ ngón tay ở vị trí này trong 1−3 giây. Bạn thực hiện động tác với từng ngón tay rồi chuyển sang tay kia.

    Bài tập 7: Căng cổ tay

    Cổ tay là cơ quan dễ chịu tác động bởi viêm khớp. Để giảm đau nhức cổ tay do viêm khớp, bạn nên thử bài tập này. Giữ một cánh tay thẳng ra phía trước với lòng bàn tay hướng xuống. Sau đó sử dụng tay kia để gập cổ tay, cánh tay và lòng bàn tay lúc này thành hình chữ L. Không đẩy quá mạnh vì bạn có thể làm tổn thương thêm cổ tay. Bạn giữ tư thế này trong vài phút. Lặp lại 10 lần cho mỗi cổ tay.

    Bạn cần luyện tập các bài vận động trên một cách thường xuyên để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức khớp tay nhé. Hi vọng những thông tin trên của Hello Bacsi đã giúp bạn bỏ túi một vài thông tin hữu ích!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 06/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo