3. Người trong độ tuổi nào dễ mắc hội chứng động mạch vành cấp? Tôi có thói quen hút thuốc và uống rượu, việc này có ảnh hưởng gì không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi càng cao thì lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao hơn 10% mức bình thường. Với nam giới, người dễ mắc bệnh là các đối tượng ngoài 45 tuổi, còn nữ giới thì trên 55 tuổi.
Thói quen uống rượu, hút thuốc lá không thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch, ngay cả với những người bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cholesterol ở những người có hút thuốc lá cao hơn hẳn so với người không hút. Chất nicotin trong khói thuốc cũng là nguyên nhân gây xơ vữa và co thắt mạch vành.
Những người dùng rượu bia lâu dài với lượng lớn cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu còn làm giảm hoặc mất hoạt tính của một số thuốc điều trị bệnh. Vì vậy mà khi mắc bệnh, tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu hoặc ngừng uống.
4. Tôi bị đái tháo đường týp 2, nay được chẩn đoán là mắc ACS, vậy tôi phải điều trị như thế nào?
Đái tháo đường và bệnh tim mạch luôn có một mối quan hệ mật thiết. Những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần người thường.
Khi bị tiểu đường, các cơ quan trong cơ thể người bệnh bị tổn thương, hệ thống mạch máu cũng chịu chung tình trạng này. Với biến chứng mạch máu lớn thì lại dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tắc động mạch vành. Điều này có liên quan trực tiếp đến ACS.
Vì thế, tốt nhất bạn nên điều trị bệnh đái tháo đường. Tất nhiên, khi hội chứng động mạch vành cấp xảy ra, bạn vẫn cần sự can thiệp điều trị của bác sĩ kịp lúc.
5. Tôi phải dùng thuốc điều trị hội chứng động mạch vành cấp trong bao lâu và lưu tâm những gì trong quá trình điều trị?
Thực tế là thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Cần lưu ý rằng, hội chứng động mạch vành cấp là trường hợp cần được cấp cứu và chẩn đoán, điều trị khẩn cấp tại bệnh viện. Hơn nữa, các loại thuốc sử dụng trong trường hợp này đều là thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định dùng thuốc một cách nghiêm ngặt.
Mục tiêu điều trị ban đầu của ACS là giảm tình trạng nguy kịch, cũng như phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Với mục tiêu dài hạn, bác sĩ sẽ quan tâm đến việc cải thiện chức năng tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, bệnh nhân cần kết hợp việc dùng thuốc với thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, không tự ý đổi hay dừng uống thuốc. Bạn có thể sẽ phải sử dụng một vài loại thuốc suốt đời. Do đó, bạn nên cố gắng trao đổi với bác sĩ càng nhiều càng tốt để có được phương án điều trị tốt nhất.
Bản thân người bệnh cần phải tích cực chủ động thay đổi lối sống của mình. Cần hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn những thói quen xấu và có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu bia, lối sống lười vận động… để tránh gây ra biến chứng xấu. Bạn nên có chế độ tập luyện để cải thiện sức khỏe, tập thể dục 1 giờ mỗi ngày và tối thiểu 3 ngày trong tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh nhằm thay thế cho các món nhiều dầu mỡ.
Bạn đừng ngần ngại để chia sẻ suy nghĩ, băn khoăn của bản thân hoặc hỏi bác sĩ về những vấn đề liên quan đến căn bệnh mà mình đang mắc phải, đồng thời cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh và các loại thuốc bạn đã dùng. Điều này không chỉ cung cấp cho bạn thêm kiến thức cũng như có sự hiểu biết để tự chăm sóc, bảo vệ bản thân tốt hơn mà còn giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Trong vấn đề dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một vài loại chống lại tình trạng tạo huyết khối trong lòng mạch hoặc thuốc giúp cải thiện khả năng lưu thông máu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là những loại thuốc như vậy sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định. Do đó, khi nhận được toa thuốc, bạn nên hỏi rõ về các loại thuốc mà bạn được kê cùng những tác dụng phụ có thể xảy ra để tránh hoang mang.
Nếu bạn có khả năng chi trả, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ chỉ định cho mình thuốc chất lượng cao để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Những câu hỏi ở trên là những gợi ý căn bản mà bạn nên trao đổi, đặt vấn đề với bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh. Việc ngại hỏi và tâm lý e sợ bị bác sĩ sẽ tạo nên khoảng cách vô cùng lớn trong quá trình khám chữa bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!